Svoboda | Graniru | BBC Russia | Golosameriki | Facebook
SpBot tự động lưu trữ các đề mục được đánh dấu bằng {{Section resolved|1=~~~~}} sau 1 ngày. Đối với tất cả lưu trữ, xem lưu.


Xin chào Chó Vàng Hài Hước
chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!
Welcome to the Vietnamese edition of Wikipedia. If you have trouble understanding Vietnamese, please consider using Babel.
Wikipe-tan chào mừng bạn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Wikipedia. Đây là một Bách khoa toàn thư mở tự do, trực tuyến, được các tình nguyện viên trên khắp thế giới cộng tác xây dựng, với hơn 290 phiên bản ngôn ngữ.

Wikipedia tiếng Việt được kích hoạt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 và đến nay đã có 1.295.283 bài viết. Về cơ bản, bách khoa toàn thư này hoạt động trên nguyên tắc hợp tác cộng đồng. Thông tin đưa vào đây đều không được vi phạm bản quyền của người khác. Các nội dung hướng tới khả năng kiểm chứng được, trung lập trong quan điểm, được sự đồng thuận bởi đa số. Wikipedia rất chú trọng về nguồn gốc và bản quyền của hình ảnh nên bạn cần phải xác định rõ nguồn gốc, cơ sở sử dụnggiấy phép của hình mà bạn tải lên. Xin chú ý đến việc xây dựng các trang cá nhân của bạn, hãy nói một chút về bản thân và sở thích của bạn tại đó. Các liên kết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn từ những điều cơ bản nhất:

Thông tin kiểm chứng được
Một trong ba điều cơ bản nhất của Wikipedia.
Sách hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn từng bước làm quen Wikipedia.
Không đăng nghiên cứu chưa công bố
Điều cơ bản thứ hai của Wikipedia.
Chỗ thử
Nơi viết nháp của bạn.
Thái độ trung lập
Điều cơ bản thứ ba của Wikipedia.
Hình ảnh
Phải làm thế nào để chèn một hình ảnh vào bài viết?
Quy định quan trọng
Những điều mà bạn bắt buộc phải tuân thủ.
Phòng thảo luận
Nơi thảo luận chung của cộng đồng Wikipedia.
Sự văn minh
Cách bạn ứng xử với cộng đồng Wikipedia.
Mọi người đều muốn giúp đỡ bạn!
Nơi giải đáp các câu hỏi liên quan đến Wikipedia.

Trang hiện đang xuất hiện trên màn hình máy tính thực chất là trang thảo luận của riêng bạn. Các thành viên khác cũng có trang tương tự như vậy và bạn có thể liên hệ với họ khi cần thiết. Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, bạn cần ký tên để mọi người biết ai đang thảo luận với họ, hãy sử dụng bốn dấu ngã (~~~~) hay biểu tượng Chữ ký có ngày trên thanh sửa đổi, thao tác này sẽ giúp bạn tự động ghi ra tên và ngày giờ thảo luận. Tuy nhiên không được phép ký tên vào bài viết, tất cả những sửa đổi của bạn sẽ được lưu giữ trong lịch sử trang và mọi người đều biết bạn đang làm gì qua trang Thay đổi gần đây.

Mong bạn có những đóng góp thật sự hữu ích cho Wikipedia tiếng Việt để xây dựng nó trở thành một bách khoa toàn thư đầy đủ và đồ sộ nhất của nhân loại.

Tính năng: Tạo tài khoản · Hướng dẫn người mới · Viết bài mới · Quy định · Thay đổi gần đây · Chỗ thử · Câu thường hỏi · Dịch bài · Thảo luận · Liên hệ bảo quản viên
Tiêu chuẩn bài viết: Đủ độ nổi bật, văn phong trung lậpcó nguồn đáng tin cậy · Không spam quảng cáo · Không vi phạm bản quyền · Cẩm nang biên soạn.

Tạo bài mới

sửa

Chào mừng bạn đến với Wikipedia. Thông tin trên Wikipedia bắt buộc phải đạt một số tiêu chuẩn về nguồn thông tin, cách hành văn trung lậpđộ nổi bật thì mới có bài. Điều này có nghĩa là ngoài việc viết bài với nội dung khách quan công bằng, không quảng cáo, tâng bốc và cũng không nói xấu, dèm pha đối tượng, bạn còn phải dẫn nguồn thông tin báo chí hay sách vở nói về đối tượng để khẳng định là bạn "nói có sách mách có chứng". Nếu không đưa nguồn thông tin vào bài viết hoặc viết với văn phong quảng cáo tâng bốc PR, bài viết sẽ được coi là không đạt tiêu chuẩn và sẽ bị xóa nhanh.

Mời bạn tham khảo phân biệt giữa "tồn tại" và "nổi bật" để biết thêm về tiêu chuẩn lên Wikipedia, và Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để biết về tiêu chuẩn nguồn thông tin.

Mời bạn tham khảo thêm Wikipedia:Chào mừng người mới đến, Wikipedia:Câu thường hỏi, Wikipedia:Cẩm nang biên soạn, Wikipedia:Quy định và hướng dẫn, Wikipedia:Sách hướng dẫn.

Bạn cũng có thể đóng góp bằng cách dịch các bài viết từ Wikipedia ngôn ngữ khác sang tiếng Việt. Cách làm: Mở 2 cửa sổ, một cửa sổ edit bài viết dùng soạn thảo trực quan, một cửa số dịch nội dung. Khi đó bạn có thể copy paste nội dung đã dịch từ cửa số Dịch bài sang bài viết.

Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~. Để thử nghiệm cách viết bài, bạn hãy viết vào trang Trợ giúp: Chỗ thử. Cảm ơn bạn nhiều.TuanminhBot (thảo luận) 09:43, ngày 25 tháng 8 năm 2020 (UTC).Trả lời

Thông báo Bạn có biết

sửa
  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Kimi no Shiranai Monogatari mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Chúc mừng bạn với bài viết thứ 1 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 25 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Bot Bạn có biết (báo lỗi?) 07:00, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Nguyên âm không tròn môi

sửa

@Chó Vàng Hài Hước Mấy bản mẫu này bên en có tồn tại, đang chưa xác định các bản mẫu bạn này tạo từ bản mẫu nào trong số bản mẫu được liệt kê ở en:Category:Vowel templates Pminh141 [ Thảo luận ] 07:48, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thư mời

sửa
  Mời bạn cho nhận xét ở trang biểu quyết bài viết tốt của bài "Lolicon" tại đây. Ngoài ra bạn cũng có thể nêu nhận xét của mình tại các biểu quyết bài viết tốt khác thông qua banner này, hoặc bạn có thể truy cập đường link của từng biểu quyết khi banner trên hiển thị ngẫu nhiên ở phía trên cùng của trang chính.

Hãy cùng tích cực tham gia các biểu quyết và thảo luận về chúng, "Bài viết tốt" là dành cho tất cả mọi người! Mỗi hành động của bạn sẽ góp phần không nhỏ để xây dựng các bài viết trên wikipedia tiếng Việt - tài sản chung của cộng đồng chúng ta, giúp wiki ta ngày càng phát triển vững mạnh! Thân ái!

  Thân mời bạn tham gia biểu quyết. This brat needs correction. 15:34, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia. MediaWiki message delivery (thảo luận) 05:35, ngày 14 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

Một chiếc bánh quy cho bạn!

sửa
  Cảm ơn bạn đã giúp mình hoàn thiện hơn bài viết ứng cử. This brat needs correction. 15:43, ngày 14 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Chúc mừng bạn vì được lên sóng YouTube (vụ Fulbright), xem video (phút 10:40). Dang (thảo luận) 12:32, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Mấy thông tin này đã được thêm vào từ 1, 2 năm trước. Có thể suy ra rối chính trị đã đặt rất nhiều ngòi nổ trên các bài viết Wikipedia, chỉ chờ nhận lệnh là châm thôi. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 12:46, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Uhm, YouTuber này không để ý là thông tin này có từ năm trước đó rồi (2023), chứ không phải được thêm từ đầu tháng 8 năm nay, chắc anh này không biết cách dò diff dù đã đi vào trang history. Nói chung chuyện người ngoài không hiểu các vấn đề kỹ thuật của Wikipedia là chuyện bình thường. Chủ yếu vấn đề ở đây là thấy rằng, Wikipedia có thể là nơi châm ngòi cho các vụ đấu tố như hiện nay, và sẽ bị ảnh hưởng uy tín nếu như các kênh truyền thông bay vào "mổ xẻ". Dang (thảo luận) 12:51, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ truyền thông chính thống sẽ không bao giờ đánh Wikipedia đâu, cơ bản là người viết báo thì phải có khả năng tìm kiếm và kiểm chứng thông tin nên sẽ biết được Wikipedia là nền tảng mở, mọi người đều chỉnh được; đào thêm tí nữa là biết có thể xác thực thông tin bằng nguồn tham khảo. Chỉ có điều rất nhiều người kém ở khoản này, nói sao nghe vậy nên mới tạo ra công ăn việc làm cho các tuyên truyền viên trên mạng. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 14:15, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Wikipedia mà đánh cái gì. chiếm được thì chiếm luôn, thậm chí còn dễ hơn - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 14:20, ngày 31 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

Quy chế biểu quyếttiêu chí xóa nhanh

sửa

Có 2 cách để xóa bài viết do rối tạo: xóa theo tiêu chí C5 hoặc tìm đồng thuận (nếu muốn xóa lên số bài viết đã có sửa đổi rối và tv bình phong một lớp khá dày, thao tác có thể gây tranh cãi). Bài viết này đã được đưa ra khu vực biểu quyết. Xem Quy chế biểu quyết (tại hình thức BQ3), khi bài viết đem ra khu vực biểu quyết tức quyền xóa giữ thuộc về cộng đồng; biểu quyết chỉ được đóng (hướng vô hiệu hóa) khi quy trình mở không hợp lệ; kết luận với số phiếu hợp lệ hoặc không đủ (kết quả đóng hợp lệ). Biểu quyết và thảo luận đều là một dạng đồng thuận, nếu muốn bài viết bị xóa dưới tiêu chí C5 phải thực hiện trước thời hạn đem ra không gian biểu quyết, còn không biểu quyết như thường. Tôi đã hồi lại sửa đổi. Lần sau rút kinh nghiệm là được. Kỵ sĩ dưới ánh trăng 12:58, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đó là lý do mà tôi dùng cả tiêu chí BV4 (theo ý kiến cá nhân). ĐPV hoặc BQV có thể xoá nhanh và đóng biểu quyết ngay lập tức bằng một tiêu chí hợp lệ. Trong trường hợp này bạn đã lùi tức là cộng đồng không đồng thuận thì tiếp tục biểu quyết. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 13:04, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Hoàn toàn không dùng theo cách này. Có thể hiểu vấn đề từ gốc: BV4 đối chiếu lên Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh, một bài viết hoàn toàn có thể xóa bất cứ lúc nào ngay lập tức theo cách tiêu chí này. Tuy nhiên, bài viết đem ra BQ, tức là nó nằm trong vòng nghi vấn độ nổi bật. Bất cứ bài nào trên Wikipedia có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy mà bị xóa không thông qua đồng thuận đều là ý kiến rất cảm quan từ người thực hiện. Đó là lý do cộng đồng lập ra không gian BQ (tất cả tv với số phiếu được bỏ hợp lệ được gọi là ý kiến cộng đồng). Tương tự, bài viết được BQ có khả năng giữ và xóa là 50% mỗi xác suất; trái ngược WP:TCXN. Đó là cách phân biệt giữa tiêu chí xóa nhanh và BQ xóa bài. "ĐPV hoặc BQV có thể xoá nhanh và đóng biểu quyết ngay lập tức bằng một tiêu chí hợp lệ." --> Nếu nói là hợp lệ thì phải là khi BQ đóng theo quy định Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Quy địnhquy chế biểu quyết. Loại quy định mà bạn đang thực hiện nằm trong dạng nào? Nói trắng ra, "hợp lệ" là khi quy trình mở BQ không khớp với hướng dẫn ngay từ ban đầu, "hợp lệ" là khi đóng với kết quả từ BQ cộng đồng (như tôi đã nói). Dạng đóng BQXB dưới ý kiến cá nhân khi nó đã mở đem ra không gian cộng đồng là sai quy định. Trách nhiệm của tv nếu muốn xóa nhanh phải thuyết phục thực hiện trước khi bài đem ra khu vực BQ chính; còn khi đã đem ra BQ, quy định ở đây áp dụng cho ở đây. Kỵ sĩ dưới ánh trăng 13:34, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quy ước mà tôi đang đề cập tới là trong WP:SPEEDY. Ngay đầu trang đã viết rõ Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt đã nhất trí cho phép các bảo quản viên và điều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xóa và tự xem xét quyết định xóaquy định xóa nhanh được tạo ra nhằm giúp các thành viên đỡ mất thời gian biểu quyết xóa đối với các bài viết hoặc tập tin rõ ràng không thể được giữ lại kể cả khi có biểu quyết. Như vậy dù bài đã được đem ra biểu quyết vẫn có thể bị xoá nhanh bởi các bảo trì viên, còn sau đó có người phản đối thì tất nhiên là phải thảo luận với cộng đồng để quyết định xoá / giữ / phục hồi. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 13:48, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Bài viết này được đem ra BQ với lý do "độ nổi bật" thưa quý thành viên. Bài viết mà tôi đã giải thích được đặt bản mẫu "Độ nổi bật" và được đem ra BQ xóa ngay sau đó. Độ nổi bật hoạt động như thế nào? "Nếu một chủ đề được các nguồn thứ cấp đáng tin cậy và độc lập với chủ thể đưa tin đáng kể (như báo chí, truyền hình,...), chủ đề sẽ được coi là thỏa mãn các tiêu chí đưa vào để có một bài viết riêng rẽ." --> bài này có các nguồn thứ cấp độc lập với chủ thể tức nó có thể/hoặc không đủ độ nổi bật. Tiêu chí BV4 hoạt động ra sao? Tiêu chí này áp dụng cho các chủ thể rõ ràng chưa đủ nổi bật. Tiêu chí này chỉ nên được sử dụng hạn chế và cẩn thận, sau khi đã trải qua các quá trình đánh giá bài viết kỹ lưỡng, bao gồm thẩm định nội dung bài viết, tìm kiếm/bổ sung nguồn tham khảo, đánh giá nguồn đáng tin cậy, đối chiếu các tiêu chí nổi bật theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật và các quy định độ nổi bật con liên quan. --> bài viết mà tôi với quý thành viên đang nói có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy (không phải 1 mà nhiều hơn, cụ thể là 5) thì không dùng BV4 vì bài viết đã thỏa mãn "được các nguồn thứ cấp đáng tin cậy và độc lập với chủ thể đưa tin đáng kể". Wikipedia:Độ nổi bật là một dạng hướng dẫn, tác dụng của nó là "mở biểu quyết" chứ không dùng "đóng biểu quyết ngang" vì biển "Độ nổi bật" hoạt động như một tiêu chí để cộng đồng xét lại (khi có tv chưa phục lòng với số nguồn trên). Tiêu chí BV4 của quý thành viên không có tác dụng trong trường hợp này (đặt biệt bài viết có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy với chủ thể đã được đem ra khu vực BQXB), như tôi đã nói "Bất cứ bài nào trên Wikipedia có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy mà bị xóa không thông qua đồng thuận đều là ý kiến rất cảm quan từ người thực hiện". Nếu bài này không có các nguồn chính thống, mới thuộc phạm vi BV4. Và khi BV4 thuộc phạm vi thì bài bị "các bảo quản viên và điều phối viên có thể bỏ qua thảo luận xóa và tự xem xét quyết định xóa một bài hoặc một tập tin đa phương tiện nào đó trên Wikipedia. Họ chỉ được phép làm vậy trong những trường hợp được nêu ra cụ thể trong quy định nêu dưới đây.", WP:TCXN mới có quyền lên thao tác thưa quý thành viên. Rõ ràng chưa? Kỵ sĩ dưới ánh trăng 14:22, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguồn độc lập là yếu tố quan trọng nhưng không phải duy nhất để đánh giá độ nổi bật. Nếu chỉ chăm chăm xét tới mỗi tiêu chí này thì có lẽ không bộ phim nào không đủ nổi bật cả (và không thể xoá nhanh theo BV4), bởi lẽ trước khi công chiếu hầu như phim nào cũng có vài ba bài giới thiệu trên các kênh truyền thông chính thống. Chính vì thế mà bài viết về các bộ phim trong tương lai mới có thêm tiêu chí về hoạt động sản xuất nổi bật, cụ thể bài viết về chủ thể này có 5 nguồn nhưng hầu như chỉ giới thiệu về phim và diễn viên, rất ít hoặc hoàn toàn không có thông tin về hoạt động sản xuất, hoàn toàn không thoả WP:PTL. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 14:38, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy là yếu tố cơ bản và đầu tiên để xét khi nói về độ nổi bật (trong số đông trường hợp nó là yếu tố duy nhất) vì quy định "chủ thể đã có mức độ bao phủ đáng kể trong các nguồn thứ cấp đáng tin cậy và độc lập với chủ thể đó thì chủ thể đó được coi là đáp ứng các tiêu chí cho một bài viết độc lập hoặc danh sách độc lập.". Thỏa thì có bài, còn chưa thì không. Chắc bạn quên điều kiện quyết nhất về đnb là có "nhiều" nguồn chính thống đề cập. Nhiêu đó là đủ để "anh" với tư cách là "chủ thể" bài viết được phép nằm trong diện có thể nổi bật, và có quyền được gia hạn (không xóa nhanh) mà đem ra BQ, các dạng lập luận ABCZ sẽ được thêm "ngay tại không gian BQ" để quyết định số phận bài viết. Tuy nhiên, quy định có tính liên kết (tránh những trường hợp mua nguồn, mua link, viết tâng bốc) quy định cũng nêu ra rằng "Ngược lại, ngay cả khi một chủ thể được cho là đáp ứng tất cả các tiêu chí, sự đồng thuận của nhóm biên tập viên vẫn có thể xác định rằng chủ thể đó không đủ điều kiện có một bài viết độc lập." trích Wikipedia:Độ nổi bật (phim) --> tóm lại, khi bài viết đáp ứng có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy thì xác định việc xóa giữ phải là đồng thuận của "nhóm biên tập viên". Đẩy tiến độ xóa giữ loại bài viết "đã có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy" này thì làm thế nào. Là khi một nhóm tv tự thảo luận tại một không gian nhất định (trang thảo luận bài, trang cá nhân) về loại bài này trước khi đem ra khu vực BQ --> đạt đồng thuận thì thực hiện; còn chưa thì đem ra BQ như thường lệ, và tôi đã nói rất gõ phía trên "Biểu quyết và thảo luận đều là một dạng đồng thuận, nếu muốn bài viết bị xóa dưới tiêu chí BV4 phải thực hiện trước thời hạn đem ra không gian biểu quyết, còn không biểu quyết như thường." để giải quyết cho trường hợp loại bài này (xin nhấn mạnh một lần nữa là trường hợp này). Còn loại bài viết nằm trong diện BV4 tình cờ đã bị đem ra khu vực BQ, có thể xử lý theo thao tác xóa mà bỏ qua BQ của thành viên bảo trì theo WP:TCXN, khi đó mới hợp lệ. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ nhắc lại câu "Nếu bài này không có các nguồn chính thống, mới thuộc phạm vi BV4" đã nói trên. Một ví dụ này bạn có thể tham khảo như tôi đã làm với loạt bài bị gắn biển đnb ĐBQH khi đề xuất với bảo trì viên. Các bài này được tạo khi đó cộng đồng còn giữ ĐBQH là tiêu chí nổi bật đương nhiên. Tóm lại, thảo luận tự tìm đồng thuận xóa nhanh lên bài viết bất kỳ mà bản thân nó đã thỏa ít nhất tiêu chí nổi bật nào đó phải được thực hiện trước khi đem ra khu vực BQ.
Bạn muốn phân tích nguồn bài này? [1][2][3][4][5][6][7] số nguồn thêm này đều là những nguồn có điểm đặc trưng để khai thác. Cách nhận xét nguồn của bạn đặt biển BV4 lên bài viết khiến đnb rơi vào tầm nhìn hẹp vì chỉ gọn trong "nhưng gì bài viết có" chứ không phải "chủ thể có". Nếu tôi viết bài Võ Nguyên Giáp chỉ đặt ra duy nhất 1 nguồn trong bài viết tức là chủ thể không nổi bật?
Còn quy định các phim tương lai, phim chưa chiếu theo WP:PTL, trích "những bộ phim đã bắt đầu quay nhưng chưa được phát hành công khai (ở rạp chiếu phim hoặc dưới dạng VOD) không nên có các bài viết riêng trừ khi bản thân quá trình sản xuất là nổi bật theo các nguyên tắc về độ nổi bật." Độ nổi bật là bài viết có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy. Và bài này đang nói đến thuộc dạng nào? Hoàn toàn có nguồn thứ độc lập với chủ thể nhắc đến. Chính vì quy định không ghi bao nhiêu nguồn độc lập mới là đủ đnb cho một chủ thể mới có các BQXB, kết quả đồng thuận dưới kết quả một cuộc BQ. Lập luận của bạn càng minh chứng điều tôi đang nói "phải thông qua BQXB khi bài viết đã có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy" và cũng như "bài viết bị xóa với nhiều lý do, đnb chỉ là trong số đó" --> phải đem ra BQ (vì kết quả của BQ được xếp trên thảo luận và các dạng xóa nhanh thông thường), còn tìm đồng thuận nhằm "đẩy nhanh" tiến trình xóa/giữ loại bài "có nguồn uy tín" thì thực hiện trước khi đem ra BQ. Wikipedia:Độ nổi bật là một dạng hướng dẫn, nếu bạn có luận điểm lập luận bài viết có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy "đã đem ra khu vực BQ" cá nhân tôi nghĩ rằng nên vote 1 phiếu xóa là Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, không phải vote bản mẫu "xóa nhanh" lên các bài viết. Đặc biệt nó không thỏa quy định Wikipedia:TCXN (BV4 không hợp lệ trong trường hợp này) và Wikipedia:Quy chế biểu quyết (hình thức BQ3), vì biểu quyết "hợp lệ" --> trích "Thời gian biểu quyết ít nhất là 7 ngày, nhiều nhất 30 ngày và không gia hạn thêm.""Bảo quản viên/điều phối viên có trách nhiệm xóa bài viết khi biểu quyết thành công với kết quả phân định là xóa."
Kỵ sĩ dưới ánh trăng 17:45, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Là tôi diễn đạt sai, để tôi nói lại, ngoài số lượng nguồn độc lập đáng tin cậy thì thành viên còn phải xem xét đến giá trị của các nguồn đó, trích WP:PHIM Để giả định độ nổi bật, các nguồn đáng tin cậy phải có độ bao phủ đáng kể. Các ví dụ về độ bao phủ không đủ để tạo nên độ nổi bật bao gồm danh sách trên báo về thời gian và địa điểm chiếu phim, tóm tắt cốt truyện mà không kèm theo bình luận phê bình. Tiếp theo, các lập luận của bạn đều tập trung vào "chủ thể có nguồn tin cậy thì có thể nổi bật và nghiễm nhiên không thuộc BV4", vậy thì tiêu chí này chỉ viết ngắn ngọn như vậy là được rồi, cần gì phải thẩm định nội dung bài viết, tìm kiếm/bổ sung nguồn tham khảo, đánh giá nguồn đáng tin cậy, đối chiếu các tiêu chí nổi bật theo quy định Wikipedia:Độ nổi bật (bạn đang tập trung vào đây) và các quy định độ nổi bật con liên quan nữa. Các nguồn bổ sung mà bạn đưa ra phía trên, tôi đều đã đọc qua, và tôi cho rằng nó không sở hữu nhiều giá trị hơn nguồn đã có trong bài, tức không đóng góp thêm vào độ nổi bật của phim. Còn nếu bạn không nghĩ vậy thì mời đưa ý kiến ra biểu quyết xoá bài. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 02:00, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tất cả lập luận của tôi đều là những gì có trong bộ quy định hướng dẫn WP:TCXN, WP:ĐNBWP:Quy chế biểu quyết (quan điểm cá nhân không có chỗ ở đây). Tôi đã nói có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy = 100% thỏa tiêu chí đbn khi nào? "Chắc bạn quên điều kiện quyết nhất về đnb là có "nhiều" nguồn chính thống đề cập. Nhiêu đó là đủ để "anh" với tư cách là "chủ thể" bài viết được phép nằm trong diện có thể nổi bật, và có quyền được gia hạn (không xóa nhanh) mà đem ra BQ, các dạng lập luận ABCZ sẽ được thêm "ngay tại không gian BQ" để quyết định số phận bài viết." --> đây mới là những gì tôi nói. Về trường hợp thẩm định nguồn bài viết (nội dung nguồn bài viết) để tránh trường hợp mua nguồn, PR tâng bốc, xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/CANIFA; trường hợp phim chưa chiếu xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Câu chuyện hoa hồng --> chính tôi là tv đã phân tích từng nguồn bài viết trong 2 cuộc biểu quyết đó. Và 2 cuộc BQ này có kết quả khác nhau (1 xóa, 1 giữ). Các nguồn tôi dẫn ra đều nhắc đến chủ thể đáng kể, tức "chủ thể là những gì tờ báo đó đang viết" chứ không phải "ý nhỏ trong cả bài báo". Đều có thể tạo nên điểm nhấn xây dựng bài, kéo dài nội dung thông tin nếu tv thiện chí nào đó muốn khai thác (kết quả có thể bài được giữ hoặc xóa). "Các nguồn bổ sung mà bạn đưa ra phía trên, tôi đều đã đọc qua, và tôi cho rằng nó không sở hữu nhiều giá trị hơn nguồn đã có trong bài, tức không đóng góp thêm vào độ nổi bật của phim." --> Đó là quan điểm của bạn, tôi không có care. Rất có thể một nhóm tv có quan điểm khác nói chung, vì chỉ cần bài viết có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy đã đủ đưa nó vào diện vòng lặp có thể thỏa đnb (50% xóa giữ cho mỗi bên). Nếu có 10 chục bài viết "có các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy" đang BQ tại không gian BQXB, tôi nêu quan điểm của mình bằng cách rải bản mẫu "xóa nhanh" vô hẳn bài viết là hợp lệ? Nêu quan điểm của bạn tại Wikipedia:Biểu quyết xóa bài, không phải dưới hình thức gắn mác lên các bài đang được BQ. Đó là cách cộng đồng làm suốt hơn 20 năm qua gọi là Wikipedia:Đồng thuận tại BQXB.
Kỵ sĩ dưới ánh trăng 03:11, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, tôi tóm tắt đúng lập luận gốc của bạn "chủ thể có nguồn tin cậy thì có thể nổi bật". Thứ hai, thảo luận dông dài một hồi cũng quay lại ban đầu. Tôi đã gắn biển xoá nhanh vào bài đang đem ra biểu quyết, và bạn đã lùi, tôi sẵn sàng tham gia thảo luận xoá, không có gì khác. Nói về tiền lệ, BQV Nguyentrongphu đã từng xoá nhanh các bài viết có nguồn đáng tin cậy (ở cả trong và ngoài bài viết) đang được biểu quyết theo tiêu chí BV4 và cả C5 đấy: Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Hồ Phi Nal, Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Sao Kim bắn tim Sao Hỏa. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 03:49, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, tôi nghĩ rằng bạn vẫn chưa hiểu rõ hàm ý gốc của tôi (đối chiếu phản hồi phía trên với nội dung bạn trả lời trước đó). "Tôi đã gắn biển xoá nhanh vào bài đang đem ra biểu quyết, và bạn đã lùi, tôi sẵn sàng tham gia thảo luận xoá, không có gì khác." --> Nói trắng là không được phép. Bạn tìm đồng thuận để bài được "xóa" dưới hình thức này? Khi bài có các nguồn thứ cấp đáng tin cậy, độc lập với chủ thể đã được đem ra biểu quyết thì không được đặt BV4 và phải thực hiện theo đúng quy trình khi xét về đnb. Tôi cho rằng bạn chưa lưu ý điểm này (rất xin phép không lặp lại).
Chưa hoàn toàn chuẩn xác, 2 bài bạn dẫn ra đều xóa theo C5, không phải BV4, tiêu chí bạn đặt là BV4 + C5 vào bài viết. Bạn đang đưa vấn đề một bài viết nghi vấn "Độ nổi bật" sang "C5". Tôi cho rằng phải giải quyết vấn đề từ gốc. Bài này được tạo đã cách đây 6 tháng, chủ thể là bài viết do rối tạo nhưng có nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy + tạo ra cách đây 6 tháng đang được BQX về đnb, cộng đồng hoàn toàn có thể tiếp tục biểu quyết truy xét đnb vì kết quả biểu quyết trên kết quả xóa nhanh thông thường. Nói về tiền lệ, cũng cho tôi thấy được cộng đồng vẫn biểu quyết các trang do rối tạo đến giờ áp chót Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/FAPTV, Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Chúng ta của tương lai (kết quả giữ), Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Sáng đènWikipedia:Biểu quyết xoá bài/Cười xuyên Việt (lần 2) (xóa). Quy định xóa nhanh được tạo ra nhằm giúp các thành viên đỡ mất thời gian biểu quyết xóa đối với các bài viết hoặc tập tin rõ ràng không thể được giữ lại kể cả khi có biểu quyết đi chăng nữa. (trích WP:TCXN). Cá nhân tôi nghĩ rằng bạn hiểu sai vấn đề từ đây. Nói một cách trân trọng, quy định chỉ cho phép bảo trì viên xóa nhanh khi đang biểu quyết trong những trường hợp "rõ ràng" bài viết có được biểu quyết hay không kết quả sau cùng cũng là "xóa". Bài viết bị xóa C5 vì người dùng chứ không vì các đánh giá (đnb, thông tin kiểm chứng được, nguồn) lên bài viết. Do đó, C5 chưa bao giờ luôn là tiêu chí để bỏ qua đồng thuận biểu quyết (trừ trường hợp rối chính trị vì dạng rối này bị cộng đồng đề phòng cao). Những ví dụ BQXB (có kết quả giữ) trên minh chứng cho điều tôi đang nói. Đừng đưa ra tiền lệ, quy tắc là quy định trước, tiền lệ sau. Tóm lại, BV4 + C5 không hợp lệ trong trường hợp này. Trường hợp bài viết đang nói nên để được biểu quyết vì kết quả sau khi đồng thuận vẫn có tác dụng xử lý được các bài viết tạo ra tương tự trong thời hạn 30 ngày. Trân trọng! P. ĐĂNG (thảo luận) 09:45, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Vậy thảo luận kết thúc ở đây. Tôi hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận cộng đồng của Wikipedia, việc đề xuất xoá nhanh ở trên cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, nhận thấy rằng nó có khả năng dẫn đến tranh cãi gay gắt, tôi sẽ không thực hiện lại nữa, thế nhé. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 10:21, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Việc xóa nhanh theo cách trên là sai quy định (không có ngoại lệ). Quy định mới là thứ được cộng đồng đồng thuận. Rất cảm ơn bạn đã hiểu cho. Xin kết thúc ở đây. P. ĐĂNG (thảo luận) 10:25, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ngoài lề, vui lòng đừng thưa hay dùng quý thành viên khi thảo luận tại đây, tôi cảm thấy rất khiên cưỡng, cảm ơn. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 14:50, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời
Nếu bạn muốn, tôi nghĩ vậy. Kỵ sĩ dưới ánh trăng 17:48, ngày 1 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời

Thông báo Bạn có biết

sửa
  Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Máy tính Bác Tô mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể. Nội dung: Bạn có biết...

Chúc mừng bạn với bài viết thứ 2 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 6 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Bot Bạn có biết (báo lỗi?) 07:05, ngày 2 tháng 9 năm 2024 (UTC)Trả lời