Svoboda | Graniru | BBC Russia | Golosameriki | Facebook
Transfiguration pending
Bước tới nội dung

Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma
Một phần của Chiến tranh Xô-Đức trong
Chiến tranh thế giới thứ hai

Pháo binh Liên Xô hành quân qua Nhà thờ Đức Mẹ Kazan. tây bắc Vyazma, ngày 1 tháng 3 năm 1942.
Thời gian8 tháng 1 năm 194231 tháng 3 năm 1943
Địa điểm
Kết quả

Bế tắc. Không bên nào đạt được mục tiêu chiến dịch

Hồng Quân thất bại trong việc tiêu diệt Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
Tham chiến

Liên Xô

Đức
Chỉ huy và lãnh đạo
Liên Xô G. K. Zhukov,
Liên Xô I. S. Koniev,
Liên Xô V. D. Sokolovsky
Liên Xô M. A. Purkayev
Liên Xô A. I. Yeryomenko
Đức Quốc xã Fedor von Bock,
Đức Quốc xã Günther von Kluge
Đức Quốc xã Heinz Guderian,
Đức Quốc xã Hermann Hoth,
Đức Quốc xã Walter Model,
Đức Quốc xã Erich Höpner
Lực lượng
1.245.000 người.
571 xe tăng
8.700 pháo và súng cối
500 máy bay
[1]
1.659.000 người,
khoảng 13.000 pháo và súng cối
1.100 xe tăng, 850 máy bay[2][3].
Thương vong và tổn thất
8-1 đến 20-4-1942:
272.320 người chết
504.569 người bị thương[4]
8-1 đến 30-3-1942:
330.000 chết, mất tích.
hơn 450.000 bị thương[5]

Chiến sự trên Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma là hoạt động quân sự lớn trong Chiến tranh Xô-Đức bao gồm nhiều chiến dịch bộ phận do các Phương diện quân Tây, Phương diện quân KalininPhương diện quân Bryansk cùng với cánh phải Phương diện quân Tây Bắc của Hồng quân Liên Xô chống lại Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã. Tổng cộng có 10 chiến dịch lớn của cả hai bên đã diễn ra trên khu vực Rzhev - Sychyovka - Vyazma, phía tây Moskva từ ngày 8 tháng 1 năm 1942 đến 31 tháng 3 năm 1943, gồm có:

Mục đích trọng tâm của các hoạt động quân sự của Hồng quân tại đây là nhằm thanh toán "chỗ lồi Rzhev", một vòng cung rộng và nguy hiểm ăn sâu vào tuyến phòng thủ của Quân đội Liên Xô tại vùng phụ cận phía tây thủ đô Moskva. Trong khi đó, quân Đức quyết giữ vững chỗ lồi này vì họ cho rằng "Rzhev là nền tảng của mặt trận phía đông".[6] Các chiến dịch và các trận đánh tại đây diễn ra khốc liệt và hầu hết đều bất phân thắng bại với thương vong rất lớn của cả hai bên nên người Nga đã gọi khu vực này là "cối xay thịt Rzhev" ("Ржевская мясорубка").[7]

Quân đội Đức Quốc xã cũng tổ chức các chiến dịch nhằm củng cố chỗ đứng chân của họ tại bàn đạp quan trọng này:

  • Chiến dịch Hannover từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1942 nhằm tiêu diệt Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn đổ bộ đường không 4 (Liên Xô) tại khu vực tây nam Vyazma.
  • Chiến dịch Seydlitz từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 16 tháng 7 năm 1942 nhằm thanh toán Tập đoàn quân 39, Quân đoàn kỵ binh 11 và du kích Liên Xô hoạt động tại khu vực thượng nguồn các con sông Obsha, Vop và Dniepr, án ngữ con đường sắt Velikiye Luki-Rzhev (phía tây Rzhev).
  • Chiến dịch "Con trâu" từ 1 tháng 3 đến ngày 30 tháng 3 năm 1943 thực chất là cuộc rút quân Đức khỏi khu vực Rzhev - Vyazma về tuyến Dukhovshchina - Dorogobuzh - Spas-Demensk do các đòn tấn công của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943) nhằm thu hẹp chính diện mặt trận. Nhờ đó, quân Đức rút khỏi khu vực này 16 sư đoàn và điều đi tăng cường cho hướng Oryol - Kursk để chuẩn bị cho Chiến dịch Thành Trì.

Trong suốt thời gian chiến dịch, Quân đội Liên Xô đã giam chân tại đây ba tập đoàn quân mạnh của quân đội Đức Quốc xã (Tập đoàn quân xe tăng 2, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9), không cho quân Đức rút các tập đoàn quân này đến hướng tây nam, hướng chiến lược đặc biệt quan trọng của Mặt trận Xô-Đức trong những năm 1942-1943. Sau hơn 1 năm chiến đấu ròng rã với những thiệt hại rất lớn về người và phương tiện, đến ngày 31 tháng 3 năm 1943, quân đội Liên Xô mới thu hồi được khu vực Rzhev-Sychyovka-Vyazma, loại trừ hoàn toàn nguy cơ đe dọa thủ đô Moskva.[8]

Bối cảnh và tình huống mặt trận

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ vị trí của các đơn vị quân đội Liên Xô, quân đội Đức Quốc xã tại khu vực Rzhev-Vyazma (1941-1942) và các hướng tấn công của quân đội Liên Xô

Sau Trận phản công của Hồng quân tại khu vực Moskva mùa đông 1941-1942, hình thế mặt trận này tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù đã đuổi được quân đội Đức Quốc xã về phía tây Moskva từ 100 đến 200 km nhưng trên chiến trường, Quân đội Liên Xô vẫn chưa nắm được quyền chủ động chiến lược. Lực lượng dự trữ chiến lược của Liên Xô vẫn còn mỏng và đã bị tiêu hao một phần không nhỏ trong các trận đánh. Quân đội Đức Quốc xã tuy bị thua trong trận đánh có tính chất chiến lược trước cửa ngõ Moskva nhưng vẫn còn nhiều tiềm lực dự trữ mạnh. Mặc dù thiệt hại của quân Đức đã lên đến 25,96% tổng quân số ở mặt trận phía đông như quân đội Đức Quốc xã vẫn duy trì một lực lượng đáng kể gồm hơn 60 sư đoàn trước của ngõ Moskva. Trong tháng 1 năm 1942, quân đội Đức Quốc xã đã đưa thêm sang mặt trận phía đông 18 sư đoàn, trong đó có 12.000 sĩ quan cấp úy trở lên vừa được đào tạo.[9]

Các chiến dịch của hai bên diễn ra trong mùa đông giá rét và mùa xuân lầy lội năm 1942. Trên chiến trường phía tây khu vực Moskva, quân đội Đức Quốc xã và Quân đội Liên Xô bố trí theo thế xen cài vào nhau, đặc biệt là trên hướng tây bắc Moskva, chứa đựng nhiều khả năng đột kích vào hai bên sườn của nhau. Ở phía bắc, Phương diện quân tây bắc đã tiến sát biên giới Byelorussia, cách Vitebsk khoảng 100 km nhưng không thể tiến xa hơn. Ở giữa mặt trận, Phương diện quân Kalinin chiếm giữ chỗ lồi Kholm-Zhirkovsky giữa ba con sông Obsha, Dniepr và Vop. Phương diện quân Tây chiếm giữ tuyến Zubtsov - Durykina - Damanovo (???), vòng sang phía tây qua Bakhmutovo - Kirov - Lyudinovo - Zhizdra và trở lại phía đông trên tuyến sông Oka. Phương diện quân Bryansk phòng thủ trên tuyến sông Oka và sông Zusha. Phương diện quân tây nam sau khi bao vây, tiêu diệt Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) trong Chiến dịch phản công Yelets-Khomutovo đã tiến ra tuyến Novosil - Verkhovye - Volovo.[10] Đối diện với 5 phương diện quân Liên Xô là 6 tập đoàn quân Đức thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm, trong đó có ba tập đoàn quân xe tăng 2, 3 và 4. Quân đội Đức Quốc xã chiếm giữ một "chỗ lồi lớn" Rzhev - Vyazma và một "chỗ lồi nhỏ" Yukhnov, các tuyến đường sắt quan trọng từ Smolensk đi VitebskOrsha ở phía tây, đi Rzhev ở phía đông bắc, đi Spas-Demensk ở phía đông, đi RoslavlBryansk ở phía đông nam đều nằm trong tay quân Đức. Người Đức coi khu vực này có giá trị như "nền tảng của mặt trận phía đông".[11]

Các nhà sử học Nga hiện đại, Phó tiến sĩ sử học Svetlana Aleksandrovna Gerasimova và Tiến sĩ sử học Oleg Andreyevich Kondrachev đã tổng kết những phần còn khuyết thiếu trong lịch sử Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô trên khu vực Rzhev - Vyazma từ năm 1942 đến năm 1943 và đặt cho các hoạt động này tên gọi là "Trận chiến Rzhev".[12][13]

Binh lực và kế hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Liên Xô

[sửa | sửa mã nguồn]

Binh lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương diện quân Kalinin do trung tướng I. S. Konev (đến tháng 10 năm 1942), trung tướng M. A. Purkayev (đến 4 năm 1943) chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân 22, 29, 30, 39.
    • Bộ binh: 31 sư đoàn bộ binh, 9 tiểu đoàn trượt tuyết
    • Kỵ binh: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn độc lập
    • Pháo binh: 14 trung đoàn lựu pháo, 9 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn Katyusha, 2 trung đoàn súng cối cận vệ, 1 trung đoàn chống tăng, 7 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 6 tiểu đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới
    • Không quân: 3 sư đoàn và 8 trung đoàn
    • Công binh: 14 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 29, 30, 31, 39.
    • Bộ binh: 1 quân đoàn và 50 sư đoàn
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 1 sư đoàn.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 3 trung đoàn pháo nòng dài, 3 trung đoàn Katyusha, 12 trung đoàn súng cối, 2 trung đoàn chống tăng, 12 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 8 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới
    • Không quân: 23 trung đoàn
    • Công binh: 40 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 29, 30, 31, 39, 41, 58.
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 49 sư đoàn, 5 lữ đoàn và 11 tiểu đoàn độc lập.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn, 4 sư đoàn và 1 trung đoàn độc lập.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 7 trung đoàn pháo nòng dài, 5 trung đoàn Katyusha, 6 trung đoàn súng cối, 5 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 12 lữ đoàn và 7 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 6 sư đoàn và 10 trung đoàn
    • Công binh: 14 lữ đoàn và 21 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 39, 41, 43; Tập đoàn quân không quân 3
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 33 sư đoàn, 10 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn độc lập.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn.
    • Pháo binh: 18 trung đoàn lựu pháo, 14 trung đoàn pháo nòng dài, 4 trung đoàn Katyusha, 17 trung đoàn súng cối, 12 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 quân đoàn, 1 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn cơ giới, 9 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng.
    • Không quân: 6 sư đoàn và 9 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 28 tiểu đoàn độc lập.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân xung kích 3, 4; các tập đoàn quân 22, 39, 41, 43; Tập đoàn quân không quân 3
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 37 sư đoàn, 16 lữ đoàn.
    • Kỵ binh: 1 sư đoàn.
    • Pháo binh: 26 trung đoàn lựu pháo, 20 trung đoàn pháo nòng dài, 6 trung đoàn Katyusha, 3 lữ đoàn và 13 trung đoàn súng cối, 7 lữ đoàn chống tăng, 10 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn và 8 lữ đoàn cơ giới, 9 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn xe tăng.
    • Không quân: 3 quân đoàn, 11 sư đoàn và 9 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 3 lữ đoàn và 32 tiểu đoàn độc lập.

Phương diện quân Tây do đại tướng G. K. Zhukov (đến tháng 8 năm 1942), thượng tướng I. S. Konev (đến tháng 2 năm 1943) và trung tướng V. D. Sokolovsky chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Tập đoàn quân xung kích 1, các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50.
    • Bộ binh: 44 sư đoàn, 26 lữ đoàn và 1 trung đoàn bộ binh; 1 quân đoàn và 2 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 12 sư đoàn.
    • Pháo binh: 31 trung đoàn lựu pháo, 25 trung đoàn pháo nòng dài, 23 tiểu đoàn Katyusha, 1 lữ đoàn súng cối, 15 tiểu đoàn chống tăng, 12 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 sư đoàn, 14 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng, 4 trung đoàn và 2 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 1 Cụm không quân chiến lược, 8 sư đoàn và 11 trung đoàn
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 39 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50, 61; Quân đoàn công binh dặc nhiệm 1
    • Bộ binh: 1 quân đoàn, 55 sư đoàn, 18 lữ đoàn và 27 tiểu đoàn bộ binh; 1 quân đoàn và 3 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 33 trung đoàn lựu pháo, 16 trung đoàn pháo nòng dài, 14 tiểu đoàn Katyusha, 3 trung đoàn súng cối, 14 tiểu đoàn chống tăng, 3 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 14 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 5 trung đoàn và 8 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 39 sư đoàn
    • Công binh: 1 quân đoàn, 9 lữ đoàn và 52 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 33, 43, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 1.
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 54 sư đoàn, 24 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 3 sư đoàn.
    • Pháo binh: 44 trung đoàn lựu pháo, 23 trung đoàn pháo nòng dài, 16 tiểu đoàn Katyusha, 8 trung đoàn súng cối, 6 trung đoàn chống tăng, 4 sư đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 6 quân đoàn, 35 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn xe tăng, 7 lữ đoàn và 6 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 23 sư đoàn
    • Công binh: 1 quân đoàn, 9 lữ đoàn và 51 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 29, 30, 31, 33, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1.
    • Bộ binh: 4 quân đoàn, 75 sư đoàn, 17 lữ đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 54 trung đoàn lựu pháo, 25 trung đoàn pháo nòng dài, 8 tiểu đoàn Katyusha, 9 trung đoàn súng cối, 25 trung đoàn chống tăng, 25 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn, 44 lữ đoàn và 7 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo tự hành, 2 lữ đoàn và 7 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 11 sư đoàn, 15 trung đoàn và 1 Cụm không quân chiến lược
    • Công binh: 4 lữ đoàn và 58 tiểu đoàn
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 5, 10, 16, 20, 29, 30, 31, 33, 49, 50, 61; Tập đoàn quân không quân 1.
    • Bộ binh: 3 quân đoàn, 65 sư đoàn và 7 lữ đoàn bộ binh, 2 sư đoàn bộ binh cơ giới, 14 lữ đoàn trượt tuyết.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 41 trung đoàn lựu pháo, 2 sư đoàn pháo nòng dài, 5 trung đoàn Katyusha, 2 lữ đoàn và 15 trung đoàn súng cối, 19 lữ đoàn và 12 trung đoàn chống tăng, 2 sư đoàn và 16 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 3 quân đoàn, 18 lữ đoàn và 4 tiểu đoàn xe tăng, 8 trung đoàn pháo tự hành, 8 trung đoàn cơ giới.
    • Không quân: 4 sư đoàn và 15 trung đoàn.
    • Công binh: 4 lữ đoàn và 48 tiểu đoàn

Phương diện quân Bryansk do các trung tướng Ya. T. Cherevichenko (đến tháng 4 năm 1942), F. I. Golikov (đến tháng 7 năm 1942), N. E. Chibisov (đến tháng 9 năm 1942), K. K. Rokossovsky (đến tháng 9 năm 1942) và thượng tướng M. A. Reiter lần lượt chỉ huy. Thành phần biên chế trong quá trình chiến sự gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13 61; Cụm chiến dịch Kostenko.
    • Bộ binh: 18 sư đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 9 sư đoàn.
    • Pháo binh: 5 trung đoàn lựu pháo, 3 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 1 trung đoàn súng cối và 3 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn cơ giới.
    • Không quân: 3 sư đoàn.
    • Công binh: 9 tiểu đoàn
  • Tháng 4 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6
    • Bộ binh: 12 sư đoàn và 15 tiểu đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 4 quân đoàn và 4 sư đoàn.
    • Pháo binh: 7 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 2 trung đoàn súng cối và 5 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 4 lữ đoàn xe tăng, 1 trung đoàn và 3 tiểu đoàn cơ giới.
    • Không quân: 1 cụm không quân chiến dịch và 8 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 3 lữ đoàn và 16 tiểu đoàn
  • Tháng 7 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 40, 48; Tập đoàn quân xe tăng 5; Tập đoàn quân không quân 2; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6.
    • Bộ binh: 25 sư đoàn và 10 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 2 quân đoàn và 6 sư đoàn.
    • Pháo binh: 20 trung đoàn lựu pháo, 10 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 3 trung đoàn chống tăng, 14 trung đoàn súng cối và 8 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 7 quân đoàn, 32 tiểu đoàn xe tăng, 7 lữ đoàn cơ giới, 7 trung đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 1 cụm không quân chiến dịch, 8 sư đoàn và 8 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 4 lữ đoàn và 24 tiểu đoàn
  • Tháng 10 năm 1942:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 48; Tập đoàn quân xe tăng 5; Tập đoàn quân không quân 15; Quân đoàn công binh đặc nhiệm 6.
    • Bộ binh: 6 quân đoàn, 19 sư đoàn và 5 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 2 sư đoàn.
    • Pháo binh: 7 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn Katyusha, 8 trung đoàn chống tăng, 9 trung đoàn súng cối và 8 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 6 quân đoàn, 13 lữ đoàn xe tăng, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn cơ giới, 6 trung đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 3 sư đoàn và 7 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 1 quân đoàn, 1 lữ đoàn và 20 tiểu đoàn
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Biên chế cơ bản: Các tập đoàn quân bộ binh 3, 13, 48; Tập đoàn quân không quân 15;
    • Bộ binh: 22 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Kỵ binh: 1 quân đoàn và 2 sư đoàn.
    • Pháo binh: 2 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn Katyusha, 5 trung đoàn chống tăng, 7 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 1 quân đoàn, 6 lữ đoàn xe tăng; 6 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cơ giới, 3 trung đoàn và 2 tiểu đoàn pháo tự hành.
    • Không quân: 3 sư đoàn và 5 trung đoàn độc lập.
    • Công binh: 2 lữ đoàn và 13 tiểu đoàn

Kế hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đẩy lùi quân Đức ra xa Moskva và tổ chức các trận phản công thắng lợi ở Tikhvin, RostovYelets, Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin cho rằng quân Đức sẽ không chịu nổi các đòn tấn công của Hồng quân, ông yêu cầu Bộ Tổng tham mưu Hồng quân nghiên cứu triển khai ý định tổ chức tổng tấn công trên toàn bộ các mặt trận từ hồ Ladoga đến Biển Đen. Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô khi đó, Nguyên soái B. M. Shaposhnikov được giao khởi thảo dự án kế hoạch nhưng trong thâm tâm, ông đồng ý với đại tướng G. K. Zhukov rằng quân đội Liên Xô chưa đủ sức để thực hiện cuộc tổng tấn công toàn diện trên tất cả các mặt trận. Trong hội nghị quân sự ngày 5 tháng 1 năm 1942, đại tướng G. K. Zhukov cho rằng quân Đức mới chỉ bị đánh cho thua đau và tạm thời mất quyền chủ động chứ chưa bị thất bại hoàn toàn. Quân Đức vẫn chiếm ưu thế trên các mặt trận cả về người, xe tăng, pháo và không quân.[14] Tại cuộc họp này, các nguyên soái S. K. TimoshenkoK. E. Voroshilov chủ trương tấn công. I. V. Stalin kết luận:

Những ý kiến của B. M. Shaposhnikov và G. K. Zhukov về thực hiện phòng ngự tích cực đã không được chấp nhận. I. V. Stalin cũng bỏ qua cảnh báo của N. A. Voznesensky, chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và công nghiệp quốc phòng Liên Xô rằng: "Hiện nay, chúng ta chưa có phương tiện vật chất đủ đảm bảo tiến công đồng loạt trên tất cả các mặt trận". Khi G. K. Zhukov đề nghị chỉ nên tập trung tiêu diệt cánh quân Rzhev - Vyazma của Đức đang uy hiếp Moskva thì I. V. Stalin chấp nhận ngay và lệnh cho B. M. Shaposhnikov gộp ý kiến đó vào kế hoạch tổng tấn công. Và thế là bắt đầu xuất hiện giai thoại về cái gọi là "các cuộc tấn công mang tên Shaposhnikov".[16]

Ngày 7 tháng 1 năm 1942, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô ra chỉ lệnh yêu cầu các phương diện quân Tây, Kalinin và Bryansk tổ chức tấn công. Phương diện quân Kalinin tấn công từ phía bắc chỗ lồi Rzhev-Vyazma theo hướng chung đến Smolensk và Vitebsk. Phương diện quân Tây tấn công từ phía đông chỗ lồi Rzhev-Vyazma, đánh chiếm Vyazma. Cánh bắc phát triển đến Smolensk. Cánh Nam tiến ra Sukhinichi - Kirov, chi viện cho Phương diện quân Bryansk đánh chiếm Bryansk. Phương diện quân Bryansk tấn công theo hướng tây đến Oryol. Kế hoạch tấn công yêu cầu sử dụng kỵ binh và quân đổ bộ đường không đột kích vào khu vực phía đông Smolensk, chia cắt và bao vây Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Rzhev-Vyazma. Dự kiến đến trước mùa hè năm 1942, các phương diện quân sẽ tiến ra tuyến tiếp cận Vitebsk, Smolensk, RoslavlBryansk.[17]

Quân đội Đức Quốc xã

[sửa | sửa mã nguồn]

Binh lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Günther von Kluge và thượng tướng Walter Model lần lượt chỉ huy. Biên chế từ tháng 1 năm 1942 đến tháng 1 năm 1943 gồm có:

Tập đoàn quân xe tăng 2

Do trung tướng Rudolf Schmidt chỉ huy. Biên chế qua các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn cơ giới 24 của tướng Willibald Freiherr von Langermann, gồm 1 sư đoàn cơ giới và 2 cụm tác chiến (tương đương sư đoàn)
    • Quân đoàn bộ binh 47 của tướng Joachim Lemelsen, gồm 2 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh và 1 cụm tác chiến.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner, gồm 1 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Edgar Theissen, gồm 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen (cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 47), gồm 2 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner gồm 5 sư đoàn bộ binh.
    • Sư đoàn bộ binh 707 (trực thuộc Tập đoàn quân)
  • Tháng 1 năm 1943
    • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Joachim Lemelsen, gồm 2 sư đoàn xe tăng và 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Lothar Rendulic, gồm 2 sư đoàn xe tăng 4, 17 và 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Heinrich Clößner, gồm 7 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân xe tăng 3

Do trung tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy. Biên chế qua các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Friedrich Kirchner, gồm 2 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới.
    • Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Ferdinand Schaal, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn cơ giới.
    • Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, gồm 2 sư đoàn và 2 trung đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn cơ giới.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Friedrich Materna, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 41 gồm 3 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans-Karl von Esebeck, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 6 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman, gồm 3 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân xe tăng 4

  • Do trung tướng Richard Ruoff chỉ huy. Từ tháng 5 năm 1942, nó được rút về lực lượng dự bị trực thuộc OKH, đến tháng 7 năm 1942 được đưa vào biên chế Cụm tập đoàn quân Nam. Biên chế trong giai đoạn tham gia các hoạt động quân sự tại Rzhev-Vyazma gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Ernst-Eberhard Hell gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng Hans Schmidt, gồm 1 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Wilhelm Wetzel, gồm 4 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân 2

Do các tướng Maximilian Reichsfreiherr von Weichs, Hans von Salmuth và Walter Weiss lần lượt chỉ huy. Biên chế trong các giai đoạn của chiến dịch gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 48 do tướng Friedrich-Wilhelm von Chappuis chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do các tướng Erwin Vierow và Rudolf Freiherr von Roman lần lượt chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn an ninh, 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Cơ quan chỉ huy Quân đoàn 35 (sau khi các đơn vị của quân đoàn này được chuyển thuộc Tập đoàn quân xe tăng 2).
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn xe tăng 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do tướng Rudolf Freiherr von Roman chỉ huy, gồm 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 6, 26, 256.
    • Tập đoàn quân 2 Hungary (1 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn bộ binh).
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 7 do tướng Ernst-Eberhard Hell chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 13 do tướng Erich Straube chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 55 do tướng Rudolf Freiherr von Roman chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.

Tập đoàn quân 4

Do các tướng Ludwig Kübler, Gotthard Heinrici và Hans von Salmuth đã lần lượt chỉ huy. Biên chế trong thời gian tham chiến tại mặt trận này gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do các tướng Walter Schroth chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 13 do các tướng Otto-Ernst Ottenbacher và Friedrich Siebert lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 40 do các tướng Hans Zorn và Georg Stumme lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do các tướng Gerhard Berthold, Kurt Brennecke lần lượt chỉ huy, gồm 3 sư đoàn và 2 trung đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 57 do tướng Friedrich Kirchner chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 19, 1 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do tướng Walther Gräßner chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh
    • Quân đoàn bộ binh 13 do tướng Erich Straube chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 11, 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do các tướng Joachim von Kortzfleisch và Kurt Brennecke lần lượt chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 56 do tướng Ferdinand Schaal chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn cơ giới và 1 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 12 do tướng Kurt von Tippelskirch chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh 260, 267, 268.
    • Quân đoàn bộ binh 43 do tướng Karl von Oven chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh 31, 34, 137.
    • Quân đoàn xe tăng 56 do tướng Ferdinand Schaal chỉ huy, gồm 5 sư đoàn bộ binh 10, 131, 267, 321, 331.

Tập đoàn quân 9

Do các tướng Walter Model, Albrecht Schubert, Heinrich von Vietinghoff-Scheel chỉ huy. Và đến tháng 12 năm 1942, tướng Walter Model lại một lần nữa quay lại chỉ huy tập đoàn quân này trong 4 tháng. Thành phần biên chế của nó qua các giai đoạn gồm có:

  • Tháng 1 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 5 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Albrecht Schubert chỉ huy, gồm 3 sư đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn kỵ binh..
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Joachim Witthöft chỉ huy, gồm 4 sư đoàn bộ binh.
  • Tháng 6 năm 1942:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Bruno Bieler chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Carl Hilpert chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Walter Weiß chỉ huy, gồm 1 sư đoàn cơ giới, 3 sư đoàn bộ binh 86, 206, 251.
    • Quân đoàn bộ binh 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, gồm 1 sư đoàn cơ giới 36, 2 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 46 do tướng Hans Zorn chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Cụm tác chiến Gruppe Esebeck.
  • Tháng 1 năm 1943:
    • Quân đoàn bộ binh 6 do tướng Hans Jordan, gồm 1 sư đoàn đổ bộ đường không, 3 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng.
    • Quân đoàn bộ binh 23 do tướng Johannes Frießner chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn bộ binh 27 do tướng Walter Weiß chỉ huy, gồm 1 sư đoàn xe tăng 9, 8 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 39 do tướng Robert Martinek chỉ huy, gồm 2 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn bộ binh.
    • Quân đoàn xe tăng 41 do tướng Josef Harpe chỉ huy, (cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 41) gồm 3 sư đoàn xe tăng, 1 sư đoàn đổ bộ đường không, 1 sư đoàn kỵ binh, 2 sư đoàn bộ binh.

Kế hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Thất bại trong Chiến dịch Typhoon không làm cho Hitler từ bỏ mục tiêu đánh chiếm thủ đô Liên Xô. Quân đội Đức Quốc xã tại Mặt trận phía đông được lệnh duy trì tại đây một trong các đạo quân lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do thống chế Walther von Reichenau, người được Hitler dự định cử làm Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã tử nạn ngày 12 tháng 1 năm 1942 khi máy bay của ông ta đáp trúng một bãi mìn, nên Thống chế Fedor von Bock được lệnh bàn giao lại Cụm tập đoàn quân Trung tâm cho thống chế Günther von Kluge để nhận chức vụ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam. Sau khi về Berlin, Fedor von Bock đã nhắc lại lời đề nghị từ ngày 1 tháng 12 về việc thành lập một hệ thống phòng thủ có chiều sâu đáng kể trên mặt trận để gây sức ép với quân đội Liên Xô trên khu vực phía tây Moskva nhưng không được phản hồi về tiến độ và thời gian xây dựng nó. Hitler cho biết, việc chuyển quân Đức tại khu vực Moskva sang trạng thái phòng thủ chỉ là tạm thời và quân đội Đức ở đây sẽ tiếp tục tấn công khi điều kiện chiến trường cho phép.[18]

Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức dự tính sẽ phòng thủ ở khu vực Rzhev-Vyazma cho đến khi qua mùa đông. Đến mùa hè, họ sẽ tiếp tục mở các cuộc tấn công chiến lược ở hướng tây nam nhằm làm suy yếu quân đội Liên Xô bằng việc cắt đứt nguồn dầu mỏ ở Bacu và các tuyến giao thông chiến lược dọc theo sông Volgasông Đông. Việc duy trì một khối quân từ 4 đến 5 tập đoàn quân ở khu vực tây bắc, Tây và tây nam Moskva sẽ có tác dụng giam chân những tập đoàn quân mạnh của Liên Xô, để Cụm Tập đoàn quân Nam rảnh tay hoạt động trong các chiến dịch hè-thu 1942. Trên chiến trường, quân Đức dự tính rút bỏ những vị trí ngoại vi ở xa, dễ bị cô lập để tập trung binh lực chiếm giữ các vị trí trọng điểm chiến lược, các trung tâm đô thị quan trọng, không chế các tuyến đường sắt và đường bộ, bảo đảm giao thông liên lạc giữa các tập đoàn quân. Các vị trí phòng thủ kiên cố được xác lập trên tuyến Yukhnov - Medyn - Borovsk - Lotoshino - Aleksino - Yelets (eltsy ???) - Selizharovo (nam Ostashkov). Các toán trinh sát mặt trận cũng xác định được ý đồ của quân đội Liên Xô tập trung vào cuộc tấn công nhằm đánh chiếm khu vực Vyazma, bao vây, cô lập Tập đoàn quân 9 và một phần của các tập đoàn quân xe tăng 3 và 4 (Đức) đang hoạt động trong khu tứ giác Smolensk - Vyazma - Rzhev - Olenino. Thống chế Günther von Kluge đã có kế hoạch ban đầu gồm 3 bước để chống lại cuộc tấn công này như sau:[19]

1- Loại bỏ lập tức mối đe dọa đối với Rzhev do Quân đoàn bộ binh 7 đang đóng giữ.
2- Thu hẹp khoảng cách giữa Quân đoàn bộ binh 6 và Quân đoàn bộ binh 23.
3- Tiêu diệt các lực lượng Liên Xô xâm nhập vào phòng tuyến.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến sự tại Rzhev - Sychyovka - Vyazma đầu năm 1942

[sửa | sửa mã nguồn]
Lược đồ các cuộc tấn công của quân đội Liên Xô trên hướng Rzhev - Vyazma đầu năm 1942

Chiến dịch được thực hiện bởi sự phối hợp của Phương diện quân KalininPhương diện quân Tây. Phương diện quân Kalinin sử dụng các tập đoàn quân 29, 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 trên cánh trái tấn công đánh chiếm Rzhev. Tập đoàn quân 39 phát triển dọc theo đường sắt Rzhev - Vyazma, đánh chiếm Sychyovka. Tập đoàn quân 29 đánh chiếm Yartsevo. Tập đoàn quân 22 yểm hộ cánh phải cho Tập đoàn quân 29, tấn công đánh chiếm Belyi. Cánh phải của Phương diện quân Tây gồm Tập đoàn quân xung kích 1, các tập đoàn quân 16 và 20 từ khu vực Volokolamsk tấn công sang phía tây và hợp điểm với cánh trái của Phương diện Kalinin tại Sychyovka, bao vây Tập đoàn quân 9 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) tại khu vực phía đông con đường sắt Rzhev - Vyazma. Cánh giữa của Phương diện quân Tây gồm các tập đoàn quân 5, 33 tiếp tục dồn ép Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) dọc theo hai bên con đường sắt Moskva - Vyazma, đánh chiếm Mozhaysk. Các tập đoàn quân 43, 49, 50 trên cánh Nam của Phương diện quân Tây tấn công từ khu vực Kaluga sang phía tây, đánh chiếm Vyazma, hình thành thế bao vây một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực phía nam "chỗ lồi" Rzhev - Vyazma. Tập đoàn quân 10 (Phương diện quân Tây) yểm hộ cánh trái cho Tập đoàn quân 50. Phương diện quân Bryansk làm nhiệm vụ kiềm chế Tập đoàn quân xe tăng 2 và Tập đoàn quân 2 (Đức) trên hướng Oryol[20]

Cuộc tấn công ban đầu diễn ra thuận lợi. Ngày 8 tháng 1, các tập đoàn quân 29, 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 đánh vòng qua phía tây Rzhev, bóc gỡ tuyến phòng ngự mỏng yếu của Quân đoàn bộ binh 27 (Đức). Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 đột kích về Sychyovka, Tập đoàn quân 29 chốt giữ khu vực Osuga, phía nam Rzhev, tổ chức trận địa bao vây các quân đoàn bộ binh 23, 27 và 48 (Đức) trong khu vực Olenino.[21] Tuy nhiên, càng tấn công vào sâu trong khu vực Sychyovka - Vyazma, Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 càng vấp phải sức khác cự tăng dần của Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 (Đức). Ngày 16 tháng 2, thống chế Günther von Kluge lệnh cho các tập đoàn quân xe tăng 3 và 4, Tập đoàn quân 9 bỏ tuyến phòng thủ thứ hai trên sông Lama và các cụm cứ điểm Volokolamsk, Mozhaysk rút về tuyến phòng thủ thứ ba từ Zubtsov qua điểm cao 290, vòng qua phía đông Gzhask, dọc theo thượng nguồn sông Moskva đến Temkino. Do tuyến mặt trận được thu hẹp bớt đi hơn 100 km, Tập đoàn quân xe tăng 3 và Tập đoàn quân 9 đã rút ra thêm 8 sư đoàn để đối phó với đòn đột kích của các tập đoàn quân 29, 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 của Phương diện quân Kalinin.[19]

Trong khi các quân đoàn bộ binh 7, 9, 20 (Đức) tổ chức phòng thủ ổn định trên tuyến mới thì Quân đoàn xe tăng 56 và Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) tổ chức một loạt chốt chặn trên con đường sắt Rzhev - Vyazma. Các chốt phòng thủ kiên cố được thiết lập tại Rzhev, Osuga, Sychyovka, Novodugino và Vyazma. Ngày 23 tháng 1, các quân đoàn bộ binh 23, 27, 48 (Đức) từ khu vực Olenino tấn công sang phía đông, phối hợp với Quân đoàn xe tăng 46 (Đức) đột kích từ Osuga và Zubtsov sang phía tây. Quân Đức cắt đứt liên lạc và bao vây Tập đoàn quân 29 (Liên Xô) trong khu vực giữa Olenino và Osuga. Ngày 25 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 56 đột kích từ Sychyovka sang phía tây, chia cắt Tập đoàn quân 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô), buộc Tập đoàn quân 39 phải dạt sang phía tây, đến các khu rừng và đầm lầy trong khu vực Kholm-Zhirkovsky giữa thượng nguồn các con sông Dniepr, Vop và Obsha. Ngày 30 tháng 1, Quân đoàn kỵ binh 11 đơn độc đột kích vào Vyazma đã bị Quân đoàn bộ binh 5 và 59 (Đức) chặn đánh tại khu vực giữa Vyazma và Izdeshkovo. Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) bị thiệt hại nặng và phải rút về khu vực Kholm-Zhirkovsky, nhập vào Tập đoàn quân 39.[17]

Sau 2 tuần chiến đấu ác liệt trong vòng vây, ngày 17 tháng 2, Tập đoàn quân 29 (Liên Xô) buộc phải mở đường máu thoát vây rút về phía Tây Nam, đến thượng nguồn sông Obsha trong tình trạng thiệt hại nặng nề. Quân Đức giải thoát được cho các quân đoàn bộ binh 23, 27 và 48 trong khu vực Olenino. Ngày 19 tháng 2, tướng I. S. Konev báo cáo Đại bản doanh Liên Xô về việc các tập đoàn quân 29, 39 tiến xuống phía nam đã không gặp được các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây tấn công từ phía đông và bị thiệt hại lớn. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô ra lệnh cho Phương diện Kalinin ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự.[16]

Chiến dịch "Sao Mộc"

[sửa | sửa mã nguồn]
Một tổ xe tăng Liên Xô chuẩn bị ra mặt trận, ngày 31 tháng 12 năm 1941

Khởi sự tấn công sau Phương diện quân Kalinin 2 ngày, Phương diện quân Tây giữ thế dồn ép trên cánh giữa của mặt trận và sử dụng cánh trái tổ chức tấn công theo hướng chung đến Vyazma. Ngày 10 tháng 1 năm 1942, Tập đoàn quân 20 và cánh phải của Tập đoàn quân 16 đánh chiếm khu phòng thủ kiên cố Volokolamsk, vượt sông Ruza, tấn công theo hướng chung đến Sychyovka. Tập đoàn quân xung kích 1 trên cánh phải Phương diện quân Tây phối hợp với Tập đoàn quân 30 (Phương diện quân Kalinin) tấn công theo hướng chung đến Zubtsov.[22] Mặc dù đã tập trung hỏa lực pháo binh khoảng 75 khẩu trên 1 km chính diện tấn công, thời gian pháo kích chuẩn bị lên đến 90 phút và tăng cường binh lực trên chính diện đột phá của Tập đoàn quân 20 chỉ rộng 32 km có tỷ lệ so sánh 3,2:1 về người, 3,5:1 về pháo, 4:1 về súng cối và 2:1 về xe tăng nhưng tập đoàn quân này vẫn tiến công rất chậm chạp. Trong ngày đầu tiên, nó chỉ tiến lên được 3 đến 4 km, rất thấp so với chỉ tiêu ban đầu đặt ra là 12 km chiều sâu nhiệm vụ đột phá trong ngày đầu tiên.[23]

Trong khi chiến dịch đang tiến triển gay go, ác liệt thì ngày 19 tháng 1 năm 1942, Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin ra lệnh cho đại tướng G. K. Zhukov, tư lệnh và trung tướng V. D. Sokolovsky, tham mưu trưởng Phương diện quân Tây phải trả Tập đoàn quân xung kích 1 cho lực lượng dự bị của Đại bản doanh. Mặc dù G. K. Zhukov và V. D. Sokolovsky cố gắng thuyết phục rằng mặt trận rất rộng, không nên làm giảm sức ép lên Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) để bảo đảm cho cuộc đột kích của Phương diện quân Kalinin đạt được kết quả tốt. Nhưng I. V. Stalin vẫn kiên quyết bác bỏ với lý do G. K. Zhukov đã có trong tay nhiều tập đoàn quân. G. K. Zhukov nhờ Tổng tham mưu trưởng B. M. Shaposhnikov can thiệp nhưng I. V. Stalin vẫn giữ ý kiến. Sau khi ra I. V. Stalin ra mệnh lệnh cứng rắn cuối cùng: "Đây là lệnh, yêu cầu chấp hành, không thảo luận", Bộ chỉ huy Phương diện quân Tây buộc phải rải Tập đoàn quân 20 trên một chính diện rộng gấp đôi. Sức tấn công của cánh Bắc Phương diện quân Tây giảm đi, khiến cho Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) có điều kiện rút bớt Quân đoàn xe tăng 46 để giải vây cho các quân đoàn 23, 27 ở khu vực Olenino, đánh bật cánh trái của Phương diện quân Kalinin sang phía tây tuyến đường sắt Rzhev-Sychyovka và dùng Quân đoàn xe tăng 56 tiến xuống phía nam, phối hợp với Tập đoàn quân 9 giữ được Vyazma.[24]

Tập đoàn quân 5 và cánh trái của Tập đoàn quân 16 đạt được nhiều kết quả hơn. Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 1, họ đã từ khu vực Zvenigorod - Kubinka tấn công dọc theo hai bên đường cao tốc Minsk, vượt sông Ruza trong hành tiến, đánh chiếm Dorokhovo. Đến ngày 20 tháng 1,Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2, Sư đoàn bộ binh cận vệ 9 có các Lữ đoàn xe tăng 20, 22 mở đường đã đánh chiếm khu phòng thủ Mozhaysk và tiếp tục dồn các quân đoàn bộ binh 7, 9 (Đức) về phía tây.[25] Trên cánh trái của Phương diện quân Tây, Tập đoàn quân 33 được tăng cường Lữ đoàn xe tăng 9 đã phát triển mũi đột kích rất sâu từ khu vực Naro Fominsk về phía tây. Ngày 15 tháng 1, Tập đoàn quân 33 vượt sông Protva, đánh lui cuộc phản kích của Quân đoàn bộ binh 20 (Đức) ở sườn phải và tiến ra cắt đứt đường sắt Vyazma đi Kaluga. Tập đoàn quân 43 đánh chiếm cứ điểm Medyn trong ngày thứ ba của chiến dịch. Hoạt động đổ bộ đường không của Quân đoàn dù 4 (Liên Xô) trong các ngày 18 và 22 tháng 1 đã làm rối loạn hậu tuyến của quân Đức. Ngày 22 tháng 1, Tập đoàn quân 49 đánh chiếm khu Yukhnov. Tướng Gotthard Heinrici điều đến khu vực này các quân đoàn bộ binh 12, 13 (Đức), chặn được đà tiến công của quân đội Liên Xô ở phía tây Yukhnov 20 km.[26]

Tại khu vực tiếp giáp giữa Phương diện quân TâyPhương diện quân Bryansk, các tập đoàn quân 10, 50 và 61 đã tiến công liền một mạch từ ngày 8 tháng 1 đến 26 tháng 2, đuổi Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) từ khu vực Nam Tula về bên kia sông Ressa, lần lượt đánh chiếm Skuratovo (Skuratovski), Plavsk, Peremyshl, Belev (Belyov), Kozelsk. Nhận thấy hướng tấn công này có khả năng tiến triển tốt để hình thành cánh quân phía nam chia cắt Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức), ngày 27 tháng 1, tướng G. K. Zhukov điều Tập đoàn quân 16 trên hướng Mozhaysk về phía nam và đưa Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 từ lực lượng dự bị vào cửa đột phá giữa Tập đoàn quân 50 và Tập đoàn quân 61. Ngày 29 tháng 1, Tập đoàn quân 16 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đánh bại Quân đoàn bộ binh 47 (Đức) tại khu vực Sukhinichi, chiếm thành phố này. Ngày 30 tháng 1, Tập đoàn quân 16 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 tiếp tục đánh chiếm Meshchovsk và Mosalsk. Ngày 31 tháng 1, Tập đoàn quân 10 đuổi quân Đức khỏi thành phố Kirov.[25]

Không dừng lại tại Mosalsk, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 của tướng P. A. Belov tiếp tục đột kích, cắt đứt đường cao tốc Warsava, phát triển tấn công lên phía tây Vyazma để đón gặp Quân đoàn kỵ binh 11 (Phương diện quân Kalinin) từ phía bắc đánh xuống theo kế hoạch. Tướng Gotthard Heinrici phải điều Quân đoàn bộ binh 43 (Đức) từ Milyatino kéo lên phản kích, bịt được cửa mở do Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) tạo ra tại khu vực tây bắc Mosalsk 35 km. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 bị cắt đứt khỏi chủ lực Phương diện quân Tây. Cùng hướng tấn công đến Vyazma, Tập đoàn quân 33 của tướng M. E. Efremov đánh chiếm Zakharovo - Vyazishchi - Zamytskoye ngày 2 tháng 2 năm 1942 và đột kích dọc theo đường sắt về Vyazma. Ngày 3 tháng 2, tướng Georg-Hans Reinhardt điều Quân đoàn xe tăng 56 chặn đánh Tập đoàn quân 33 ở phía đông Vyazma. Quân đoàn bộ binh 20 (được rút từ Tập đoàn quân 16 xuống tăng cường) và Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) có sư đoàn xe tăng 20 làm nòng cốt đã khóa lại hành lang Zakharovo - Vyazniki - Zamytskoye, đánh bật Tập đoàn quân 33 dạt khỏi khu vực Vyazma, buộc tập đoàn quân này phải rút về Ozerechnaya, cách Vyazma 45 km về phía tây nam.[27]

Tượng đài tưởng niệm trung tướng M. G. Yefremov và những người lính thuộc Tập đoàn quân 33 của ông tại Vyazma

Chiến dịch "Sao Mộc" không đạt được kết quả đã ảnh hưởng tiêu cực đến thế trận của Quân đội Liên Xô trên khu vực phía tây Moskva. Quân đội Đức Quốc xã vẫn giữ được "chỗ lồi" Rzhev-Vyazma, bao vây Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) trong khu vực tam giác Smolensk - Vyazma - Bakhmutovo, vẫn giữ quyền kiểm soát các tuyến đường sắt quan trọng Smolensk - Vyazma và Smolensk - Bakhmutovo.[28] Đêm 19 rạng ngày 20 tháng 2, 3.589 quân dù thuộc lữ đoàn 8, Quân đoàn độ bộ đường không 4 (Liên Xô) đã nhảy xuống một khu vực rất rộng phía nam Ozerechnaya. Có lực lượng tăng cường, từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 1942, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) đã nhiều lần cố chọc thủng vòng vây và Tập đoàn quân 50 đang phòng thủ ở khu vực Yukhnov cũng tấn công sang phía tây để đón gặp cánh quân bị vây nhưng đều không thành công.[29]

Đầu tháng 4 năm 1942, Tập đoàn quân 4 (Đức) tăng cường gây sức ép lên cụm quân Liên Xô bị bao vây. Băng tan làm cản trở giao thông, việc tiếp tế của Phương diện quân Tây cho Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 không còn được đảm bảo duy trì sức chiến đấu cho họ. Đạn dược và lương thực cạn kiệt. Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô yêu cầu tướng G. K. Zhukov mở chiến dịch giải vây trên khu vực Yukhnov. Cuộc giải vây tuy thành công nhưng Quân đội Liên Xô tổn thất rất lớn. Tướng M. G. Yefremov, tư lệnh Tập đoàn quân 33 chọn con đường ngắn hơn, xuyên qua đường cao tốc Warsawa và vượt sông Ugra, phối hợp với Tập đoàn quân 43 trên khu vực Shelaky từ ngoài đánh vào. Tuy nhiên, đây lại là nơi có hệ thống phòng thủ dày đặc của Tập đoàn quân 4 (Đức). Trận tấn công của Tập đoàn quân 43 ngày 17 tháng 4 đã không đón gặp được Tập đoàn quân 33. Trước đó, ngày 13 tháng 4, Quân Đức đã phát hiện Tập đoàn quân 33 trên đường rút ra sông Ugra và tổ chức bao vây, đánh thiệt hại nặng tập đoàn quân này. Tướng M. G. Yefremov bị thương nặng và tự sát ngày 18 (hoặc 19) tháng 4 năm 1942.[16] Đầu tháng 6 năm 1942, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Lữ đoàn dù 8 rút quân thành công theo hướng Kirov, phối hợp với Tập đoàn quân 10 tấn công làm yếu tuyến phòng thủ của Quân đoàn cơ giới 40 (Đức). Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 trở lại đội hình Phương diện quân Tây.[30]

Trên hướng Toropets–Kholm

[sửa | sửa mã nguồn]
Binh lính Đức Quốc xã đi tuần bên những ngôi nhà đổ nát ở Kholm, tháng 1 năm 1942

Trong khi Phương diện quân Tây và chủ lực Phương diện quân Kalinin (Liên Xô) không thành công trong các chiến dịch Rzhev-Vyazma và "Sao Mộc" thì chủ lực của Phương diện quân Tây Bắc do Trung tướng M. A. Purkayev chỉ huy và Tập đoàn quân 22 trên cánh trái của Phương diện quân Kalinin lại rất thành công trong chiến dịch Toropets–Kholm, diễn ra cũng thời điểm. Ngày 18 tháng 12 năm 1941, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô ra Chỉ lệnh số 005868 yêu cầu Phương diện quân Tây Bắc trong thời gian không muộn hơn ngày 26 tháng 12 phải tổ chức tấn công theo hướng chung đến tuyến Kholm - Toropets - Tây Dvina - Nelidovo; sau đó, phối hợp với cánh phải của Phương diện quân Kalinin tiến ra tuyến Velikiye Luki - Velizh - Rudnya - Yartsevo. Tuy nhiên, do tuyến đường sắt vận chuyển người và phương tiện ra mặt trận quá yếu, chỉ đạt 16 đôi tàu/ngày; Nguyên soái B. M. Shaposhnikov hoãn chiến dịch đến ngày 31 tháng 12 năm 1941 và cuối cùng, đến ngày 9 tháng 1 năm 1942.[31]

Sau khi tập trung đủ Tập đoàn quân xung kích 3, Phương diện quân Tây Bắc đã chiếm ưu thế so với cánh Nam của Tập đoàn quân 16 và Tập đoàn quân 9 (Đức) về người và pháo binh nhưng vẫn thua kém về xe tăng và máy bay. Ngày 8 tháng 1, Tập đoàn quân 11 và Tập đoàn quân 34 (Phương diện quân Tây Bắc) đã tổ chức tấn công từ Staraya Russa (ở phía bắc) và hồ Selige (ở phía nam), hợp điểm tại Zaluchye; bao vây các sư đoàn bộ binh 18, 30, 290 thuộc Quân đoàn bộ binh 10 (Đức) tại khu vực Demyansk, phía nam hồ Inmen. Tướng Christian Hansen, tư lệnh Tập đoàn quân 16 (Đức) phải điều đến đây Sư đoàn SS "Totenkopf" và Quân đoàn bộ binh 43 đến giải vây và để hở hướng Ostashkov. Ngày 9 tháng 1, các tập đoàn quân xung kích 3, 4; Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) đồng loạt tấn công trên tuyến Ostashkov - Selishche. Ngày 13 tháng 1, Tập đoàn quân xung kích 3 bao vây một cụm quân Đức tại Kholm. Ngày 15 tháng 1, Tập đoàn quân xung kích 4 bao vây và tiêu diệt các trung đoàn bộ binh 376 và 368 Đức) ở Andreapol. Ngày 17 tháng 1, Tập đoàn quân 27 bao vây và tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 81 (Đức) tại Toropets, cắt đứt đường sắt Rzhev - Velikiye Luki. Tướng Christian Hansen điều Quân đoàn cơ giới 35 (Đức) phản công và Sư đoàn bộ binh 322 (Liên Xô) ở phía tây Kholm và nối được liên lạc với Cụm quân Đức tại Kholm, hình thành một chỗ lồi nhô về phía đông.[32]

Xe quân sự của quân đội Đức Quốc xã bị phá hủy tại Kholm

Tập đoàn quân 22 trên cánh phải của Phương diện quân Kalinin ban đầu được giao nhiệm vụ phối hợp với các tập đoàn quân 29 và 39 bao vây cụm quân Đức tại khu vực Olenino. Ngày 14 tháng 1, cánh trái của Tập đoàn quân này (các sư đoàn bộ binh 178, 179, 186) phối hợp với Tập đoàn quân 29 tấn công Olenino. Cánh phải (các sư đoàn bộ binh 220, 357) phối hợp với Tập đoàn quân 27 tấn công Nelidovo. Trong khi các sư đoàn cánh trái của Tập đoàn quân 22 bị mắc kẹt trên tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 23 (Đức) tại thượng nguồn sông Volga thì cánh phải của tập đoàn quân này đã thu được những thắng lợi quan trọng. Ngày 15 tháng 1, các sư đoàn 220, 357 phối hợp với cánh trái của Tập đoàn quân 27 (Phương diện quân Tây Bắc) đánh chiếm Selizharovo và đến ngày 19 tháng 1 đã đánh chiếm Nelidovo và tiến về Belyi.[21]

Từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2, Phương diện quân Tây Bắc tổng tấn công trên toàn tuyến mặt trận. Ở cánh Bắc, Tập đoàn quân 11 và Tập đoàn quân xung kích 1 (được chuyển từ Phương diện quân Tây đến) đã tiến ra tuyến sông Polist; Tập đoàn quân 34 và Tập đoàn quân xung kích 3 đã tiếp cận Kholm và Velikiye Luki, thiết lập phòng tuyến vững chắc trên sông Lovash. Quân Đức còn giữ được các thành phố tiền duyên gồm Staraya Russa, Kholm và Velikiye Luki. Ở cánh Nam, các tập đoàn quân 27 và xung kích 4 đã tiến ra tuyến Usvyaty - Velizh, Demidov. Trên cánh phải Tập đoàn quân 22 (Phương diện quân Kalinin) đã tiến đến sông Obsha, chiến Verdino và Belyi. Ngày 4 tháng 2, với 8 sư đoàn mới được đưa từ phía tây sang, quân Đức mở cuộc phản kích lớn vào Tập đoàn quân 22 (Liên Xô), chiếm lại Verdino và Belyi. Ngày 5 tháng 2, Sư đoàn bộ binh 249 (Tập đoàn quân xung kích 4) mở cuộc đột kích dọc theo sông Tây Dvina về hướng Vitebsk. Do không có lực lượng lớn để hỗ trợ, cuộc tấn cống của Sư đoàn 249 dễ dàng bị bẻ gãy. Ngày 6 tháng 2, Sư đoàn cơ giới 3 (Đức) đã đánh bật Sư đoàn bộ binh 249 (Liên Xô) về Usvyaty. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô lệnh cho Phương diện quân Tây Bắc chuyển sang phòng ngự.[31]

Hoạt động của quân đổ bộ đường không Liên Xô

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ mô tả hoạt động đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô trong chiến dịch Rzhev-Vyazma lần thứ nhất

Chiến dịch đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô tại khu vực Yukhnov - Vyazma là hoạt động bổ trợ cho chiến dịch "Sao Mộc". Phối hợp với các trận tấn công của các Tập đoàn quân 33, 43, 49, 50 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1; quân đổ bộ đường không liên Xô có nhiệm vụ làm rối loạn hậu tuyến của Tập đoàn quân 4 (Đức), thực hiện các nhiệm vụ phá hoại thông tin liên lạc, phá hoại các cơ sở vật chất trong hậu tuyến của quân Đức, chụp bắt các cơ quan chỉ huy cấp quân đoàn và sư đoàn Đức đang có mặt trên khu vực, chuẩn bị đón các cuộc tấn công của bộ binh và xe tăng Liên Xô trên khu vực phía nam Vyazma theo kế hoạch bao vây cụm quân Đức tại chỗ lồi Rzhev - Vyazma. Tổng cộng có ba cuộc đổ bộ đường không lớn đã diễn ra trong quá trình chiến dịch Rzhev-Sychyovka-Vyazma. Cuộc đổ bộ thứ nhất thực hiện vào ngày 3 tháng 1 ngay sát trước thời điểm khởi sự của chiến dịch. Cuộc đổ bộ thứ hai diễn ra ngày 18 tháng 1 để hỗ trợ cho cuộc tấn công của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1. Cuộc đổ bộ thứ ba diễn ra ngày 24 tháng 2 để tăng cường cho cánh quân Liên Xô bị vây tại khu vực tây nam Vyazma.[16]

Ngày 3 tháng 1, tiểu đoàn đổ bộ đường không đầu tiên gồm 416 người được thả xuống làng Starchaka (cách Medyn 30 km về phía tây) để hỗ trợ cho cuộc tấn công của Tập đoàn quân 43 trên khu vực Medynh - Myatlevsk. Ngày 8 tháng 1, nhóm quân này đã phối hợp với du kích khu Yukhnov đánh đổ hai đoàn tàu hỏa của Đức, phá hủy 28 xe tăng Đức. Ngày 20 tháng 1, nhóm này đã rút về khu vực của Tập đoàn quân 43 với 87 người còn sống sót. Ngày 18 tháng 1, một kế hoạch đổ bộ đường không lớn hơn được thực hiện. Khu vực đổ bộ được dự kiến tại làng Znamenka (cách Vyazma 40 km về phía đông nam), cách tiền duyên của Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 từ 35 đến 44 km về phía tây. Lực lượng đổ bộ gồm Trung đoàn dù 250 có 1.200 người, được trang bị 380 súng trường, 464 tiểu liên, 40 trung liên, 20 đại liên và 2 pháo 45 mm; hai tiểu đoàn của Lữ đoàn dù 201 thuộc Quân đoàn đổ bộ đường không 5 gồm mỗi tiểu đoàn 452 người, được trang bị 263 súng trường, 142 tiểu liên, 28 trung liên, 11 súng cối và 10 súng chống tăng cá nhân. Không quân vận tải khu vực Moskva huy động 21 máy bay PS-84 (mẫu máy bay vận tải C-47 "Douglas") của hàng không dân dụng và 3 máy bay ném bom tầm xa TB-3 của Sư đoàn không quân 23, tập trung tại san bay Vnukovo.[5]

Ngày 18 tháng 1, tiểu đoàn của thiếu tá Kalasnikov đổ bộ xuống Znamenka bằng 16 máy bay PS-84. Ngày 19 tháng 1, tiểu đoàn của đại úy Surzhik đổ bộ xuống làng Plesneva. Sau khi chuẩn bị đường băng dã chiến với sự góp sức của 400 du kích và người dân địa phương, trong các ngày 20, 21, 22 tháng 1, Trung đoàn dù 250 đã đổ quân xuống các hai khu vực Znamenka và Plesnevo. Trong cuộc đổ bộ 4 máy bay PS-84 bị hỏa lực phòng không Đức bắn rơi, 2 chiếc khác bị hỏng không cất cánh và bị buộc phải phá hủy. Có hơn 200 người thiệt mạng khi máy bay rơi. Ngày 24 tháng 1, quân dù Xô Viết tấn công vào sau lưng tuyến phòng thủ của Quân đoàn 12 (Đức), phối hợp với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 từ khu Mosalsk tấn công lên. Ngày 2 tháng 2, quân dù và kỵ binh Xô Viết đã gặp nhau trên đường cao tốc Warsawa. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 2, Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) được tăng cường Sư đoàn xe tăng 20 đã khóa chặt hành làng Temkino. Các tiểu đoàn dù Liên Xô đã phải làm nhiệm vụ cản hậu để bảo vệ phía sau cho Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đột phá về hướng Vyazma. Từ ngày 8 tháng 2, Trung đoàn dù 250 và hai tiểu đoàn của Lữ đoàn dù 201 đã bị mắc kẹt tại khu vực Dorogobuzh, bên kia sông Ugra.[33]

Sau khi Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và cụm quân dù Liên Xô bị quân Đức bao vây trong khu vực tam giác đường sắt Smolensk - Bakhmutovo - Vyazma, ngày 18 tháng 2, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô quyết định đổ bộ thêm quân dù xuống khu vực này để tăng cường cho cánh quân bị vây với hy vọng khi điều kiện chiến trường cho phép, cụm quân bị vây sẽ trở thành một kiểu "con ngựa thành Troa" trong cuộc tấn công sắp tới của Phương diện quân Tây. Từ ngày 19 đến 24 tháng 2, các lữ đoàn dù 8, 9 và trung đoàn dù 214 (thuộc Quân đoàn đổ bộ đường không 4) gồm 3.589 người được thả xuống khu vực Ozerechnya. Cuộc đổ bộ này chỉ thành công một phần. Lữ đoàn dù 9 và Trung đoàn dù 214 bị rải ra trên một diện tích rất rộng, tản mát khắp nơi và hầu như phải chiến đấu ngay khi chạm đất. Đến ngày 5 tháng 3 mới thu thập được 2.343 người, mang theo 1.276 súng trường, 787 tiểu liên, 378 trung liên, 126 đại liên, 39 súng chống tăng, 16 pháo chống tăng từ 37 mm đến 50 mm và hơn 100 súng cối cỡ 81 mm. Mặc dù bị thiệt hại lớn nhưng đấy là một sự chi viện đáng kể của Phương diện quân Tây cho cánh quân bị vây tại khu vực tây nam Vyazma.[21]

Chỉ có Lữ đoàn dù 8 thực hiện thành công cuộc cuộc đổ bộ xuống khu vực Velikopolye - Ugra (cách Yukhnov 48 đến 51 km về phía tây) lúc 16 giờ ngày 18 tháng 2 và đã tập trung hầu hết quân số, trang bị ngay trong ngày. Ngày 19 tháng 2, Lữ đoàn dù 8 bắt liên lạc được với Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và bắt đầu phối hợp tác chiến.[21] Ngày 21 tháng 2, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Lữ đoàn dù 8 (Liên Xô) đã phát động cuộc tấn công vào Dyaglevo, tiêu diệt cơ quan tham mưu Sư đoàn xe tăng 5, làm gián đoạn đường sắt Smolensk - Vyazma một thời gian và bắt liên lạc với Quân đoàn kỵ binh 11 đang hoạt động trong các khu rừng ở Azarovo và Chernovo, trên thượng nguồn sông Dniepr. Tuy nhiên, đòn đột kích này không làm thay đổi tình huống mặt trận. Tướng Walter Model đã huy động cả năm sư đoàn của Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) khôi phục lại tuyến đường sắt này sau 10 ngày tiến hành các cuộc phản đột kích, bao vây và đánh thiệt hại nặng Sư đoàn bộ binh 329 thuộc Quân đoàn kỵ binh 11 (Liên Xô) tại khu vực cầu đường sắt phía tây Izdeshkovo. Sau thất bại, đại tá sư đoàn trưởng và ủy viên hội đồng quân sự Sư đoàn 329 đều bị Tòa án quân sự Phương diện quân Tây xử lý.[29]

Quân đội Liên Xô giải phóng Yukhnov, ngày 10 tháng 4 năm 1942

Sau hơn 2 tháng chiến đấu sau lưng quân Đức, đầu tháng 4, Bộ chỉ huy Phương diện quân Tây lệnh cho toàn bộ các đơn vị dù còn lại và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 phá vây để rút quân. Ngày 13 tháng 4, Sư đoàn kỵ binh cận vệ 2 và quân dù Liên Xô mở cuộc đột kích và hướng Milyatino để tận dụng kết quả trận tấn công của Tập đoàn quân 50 đánh chiếm khu đồi Zaitsevo (cách Milyatino 6 km về phía tây). Tuy nhiên, ngày 15 tháng 4, Quân đoàn cơ giới 40 (Đức) đã chiếm lại khu vực này. Quân dù và kỵ binh Liên Xô buộc phải ngừng cuộc đột kích phá vây. Ngày 25 tháng 4, Tập đoàn quân 9 (Đức) mở cuộc tảo thanh và bắt đầu dồn ép Cụm quân của tướng P. A. Belov (bao gồm cả quân dù của Quân đoàn đổ bộ đường không 4). Ngày 15 tháng 5, việc sơ tán thương binh Liên Xô bằng đường không bị cắt đứt do quân Đức đã chiếm được các sân bay dã chiến. Việc tiếp tế phải thực hiện bằng thả dù.[34] Ngày 5 tháng 6, Phương diện quân Tây tổ chức cho các tập đoàn quân 10 và 50 cùng lúc tấn công trên hướng Milyatino và Kirov. Các đội du kích Liên Xô mang theo điện đài của Quân đoàn đổ bộ đường không 4 bắt đầu hoạt động mạnh trên tuyến sông Ugra. Tướng Gotthard Heinrici đã bị đánh lừa. Ông ta điều Quân đoàn cơ giới 40 và Quân đoàn bộ binh 43 bố trí dày đặc tại Spas-Demensk và Milyatino để "đón lõng" quân dù và kỵ binh Liên Xô. Tướng P. A. Belov và Quân đoàn đổ bộ đường không 4 đã chọn con đường khác. Nhờ sự giúp đỡ của du kích Liên Xô trên khu vực phía nam Yelnya, ngày 9 tháng 6, quân dù và kỵ binh Liên Xô đã vượt đường sắt Smolensk - Yelnya ở địa điểm cách Yelnya 10 km về phía tây. Men theo thượng nguồn sông Desna về phía nam, hướng mà quân Đức ít ngờ tới nhất, họ tiến xuống phía nam. Sáng 20 tháng 6, quân dù và kỵ binh Liên Xô đột kích qua đường cao tốc Warshawa và đến chiều ngày 24 tháng 6 thì gặp quân của Tập đoàn quân 10 tại làng Schelakovsk, phía bắc Kirov 10 km. Quân số thoát vây gồm hơn 10.000 kỵ binh và gần 7.000 quân dù của cả ba lữ đoàn 8, 9, 201 và các trung đoàn 214, 250.[35]

Chiến dịch Hannover

[sửa | sửa mã nguồn]
Xe tăng và bộ binh Đức trong Chiến dịch Rzhev-Vyazma, tháng 3, tháng 4 năm 1942

Chiến dịch Hannover ban đầu do Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tổ chức từ đầu tháng 4 năm 1942 nhằm bao vây, tiêu diệt cánh quân phía tây nam Vyazma của quân đội Liên Xô gồm Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn đổ bộ đường không 4 đang tấn công đến Vyazma trong Chiến dịch "Sao Mộc". Ngày 29 tháng 4 năm 1942, do thiệt hại nặng, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) được rút về Vilnius để trang bị lại và bổ sung quân số, sau đó được điều đến Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Tập đoàn quân 4 (Đức) phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng 2 và cánh Nam của Tập đoàn quân 9 (Đức) tiếp tục thực hiện chiến dịch.[36]

Sau chiến dịch "rút quân vội vã" trước chân tường thành Moskva cuối tháng 12 năm 1941, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tuy đã thu hẹp bớt tuyến mặt trận được hơn 100 km nhưng Quân đội Liên Xô vẫn tiếp tục truy kích. Các đòn đột kích của các tập đoàn quân 29, 39 và Quân đoàn kỵ binh 11 (thuộc Phương diện quân Kalinin) ở phía bắc; của Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (thuộc Phương diện quân Tây) và cuộc đổ bộ đường không của 5 lữ đoàn dù (thuộc các Quân đoàn đổ bộ đường không 4 và 5) của quân đội Liên Xô đã tại ra phía sau lưng Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) hai "cái dằm" nguy hiểm, có nguy cơ bùng phát thành một mặt trận mới, đe dọa làm sụp đổ toàn bộ thế trận của quân đội Đức Quốc xã ở phía đông Smolensk. Và thế là 16 sư đoàn Đức được rút ra đã không thể sử dụng làm lực lượng dự bị để tiếp tục tấn công hoặc chi viện cho các hướng chiến lược khác như Bộ Tổng tham mưu Đức tính toán. Lực lượng đó đã phải tiến hành hai cuộc tảo thành lớn nhắm vào hai "cái dằm" Dorogobuzh ở phía tây nam Vyazma và Kholm-Zhirkovsky ở tây nam Rzhev. Tháng 4 năm 1942, khi Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã ổn định được tuyến mặt trận từ Rzhev qua Zubtsov, Gzhatsk, Temkino, Milyatino, Bakhmutovo đến Lyudinovo, Thống chế Günther von Kluge hạ lệnh thiến hành chiến dịch mang mật danh "Hannover" nhằm vào Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 Quân đoàn đổ bộ đường không 4 (Liên Xô) đang bị vây lỏng trên khu vực tây nam Vyazma.[37]

Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 của tướng P. A. Belov hành quân

Ngày 10 tháng 4 năm 1942, lính biệt kích trinh sát Đức thuộc Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) phát hiện một cụm quân lớn của Quân đội Liên Xô tập trung tại phía tây sông Ugra. Các đơn vị đó thuộc Tập đoàn quân 33 (Liên Xô). Tướng Gotthard Heinrici điều Quân đoàn cơ giới 57 (được cải tổ từ Quân đoàn bộ binh 57) đến phía tây khu vực Shelaky. Quân đoàn cơ giới 47 (2 sư đoàn cơ giới và 1 sư đoàn bộ binh) cũng được điều đến phía đông Smolensk. Ngày 11 tháng 4, Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây (Liên Xô) tổ chức cho Tập đoàn quân 43 từ khu Yukhnov tấn công sang phía tây thì các quân đoàn bộ binh 12 và 13 (Đức) đã chốt chặt "cánh cửa" Yukhnov - Shelaky. Đó cũng là ngày Tập đoàn quân 33 của tướng M. G. Efremov bắt đầu phá vây sang phía đông. Theo nhật ký chiến đấu của Tập đoàn quân 33 được các toán quân thoát vây mang về, đến ngày 11 tháng 4, tập đoàn quân này chỉ còn lại 12.780 người, 9.185 súng trường, 219 tiểu liên, 111 trung liên, 37 đại liên, 112 súng cối, 340 xe ngựa và 3.579 con ngựa.[38] Ngày 13 tháng 4, Quân đoàn cơ giới 57 (Đức) đã tổ chức chặn đánh Tập đoàn quân 33 ngay tại cửa rừng bên bờ sông Ugra. Tướng M. G. Efremov ra lệnh cho tập đoàn quân phân tán thành nhiều toán nhỏ để thoát vây. Tối 13 tháng 4, tất cả liên lạc vô tuyến với Tập đoàn quân 33 đều bị mất. Theo các sĩ quan Liên Xô thoát vây kể lại, khi bị Quân đoàn cơ giới 57 (Đức) tập kích, trung tướng M. G. Efremov cùng với thiếu tướng P. N. Afanasyev, chỉ huy pháo binh của tập đoàn quân đã dẫn một toán quân tiến lên phía đông bắc. Ngày 17 hoặc 18 tháng 4, trong khi vượt sông Ugra, ông đã bị thương nặng và tự sát cùng với P. N. Afanasyev. Ngày 19 tháng 4, quân Đức tìm thấy xác ông và mai táng theo nghi thức quân đội tại làng Slobodka.[36]

Nếu các toán biệt kích trinh sát Đức dễ dàng phát hiện Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) đang chuẩn bị đột kích phá vây ở phía tây khu Yukhnov thì nó lại không thể tìm ra dấu vết của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và quân dù Liên Xô cũng đang hoạt động tại khu vực này. Tướng Đức Quốc xã Günther Alois Friedrich Blumentritt thừa nhận:

Ngày 13 tháng 4, trong khi các quân đoàn cơ giới 47 và 57 (Đức) đang bao vây Tập đoàn quân 33 ở bờ Tây sông Ugra thì Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 đã mở cuộc đột kích vào các thị trấn Vertekhovo, Baskakovka và Platunovka, cách Vyazma rất xa về phía tây nam và làm gián đoạn con đường sắt Smolensk - Spas-Demensk trong 3 ngày.[40]

Ngày 25 tháng 4, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và các Lữ đoàn dù Liên Xô thu thập thêm gần 800 quân (trong đó gần một nửa đã bị thương) của các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân 33 và liên lạc với Trung đoàn du kích Zhabo đang hoạt động tại khu vực phía bắc Yelnya. Lực lượng của đội quân hỗn hợp này đã tăng lên đến gần 20.000 người, cho phép họ có thể tiến hành các hoạt động tác chiến lớn. Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6 năm 1942, đội quân này đã lật đổ 11 đoàn tàu hỏa Đức, phá hủy 18 cây cầu đường sắt, gần 70 km đường ray, phá hủy 46 toa xe quân sự, làm gián đoạn các tuyến đường sắt Smolensk - Vyazma và Smolensk - Spas-Demensk trong gần 50 ngày.[41]

Ngày 18 tháng 5 năm 1942, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) lệnh cho Tập đoàn quân xe tăng 2 và