Svoboda | Graniru | BBC Russia | Golosameriki | Facebook
Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Thiên văn học

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cổng thông tin Thiên văn học

Giới thiệu

Percival Lowell quan sát Sao Kim từ chiếc kính thiên văn của Đài quan sát Lowell vào năm 1914.
Percival Lowell quan sát Sao Kim từ chiếc kính thiên văn của Đài quan sát Lowell vào năm 1914.
Tinh vân Con Cua, một tàn tích siêu tân tinh do Kính viễn vọng vũ trụ Hubble chụp.

Thiên văn học (tiếng Anh: Astronomy; từ tiếng Hy Lạp: ἀστρονομία, chuyển tự astronomía, nghĩa đen là khoa học nghiên cứu quy luật của các vì sao) là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

Thiên văn học là một trong những ngành khoa học hiện đại nhất. Các nhà thiên văn học của những nền văn minh đầu tiên đã tiến hành những cuộc quan sát có phương pháp bầu trời đêm, và các dụng cụ thiên văn học đã được tìm thấy từ những giai đoạn còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của kính viễn vọng là thời điểm thiên văn học bắt đầu bước vào giai đoạn khoa học hiện đại. Về lịch sử, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học, nhưng ngành thiên văn học chuyên môn hiện đại ngày nay thường chỉ có nghĩa vật lý học thiên thể.

Từ thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành các nhánh quan sát và thực nghiệm. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên văn học lý thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết.

Các nhà thiên văn nghiệp dư đã đóng góp nhiều khám phá quan trọng cho thiên văn học, và thiên văn học là một trong số ít ngành khoa học nơi các nhà thiên văn nghiệp dư có thể đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong sự phát hiện và quan sát các hiện tượng thoáng qua. Thiên văn học cổ hay thậm chí thiên văn học cổ đại không nên bị nhầm lẫn với ngành chiêm tinh học, hệ thống niềm tin rằng những công việc của con người liên quan tới các vị trí của các vật thể vũ trụ. Dù hai lĩnh vực cùng có nguồn gốc chung và một phần phương pháp thực hiện (cụ thể, việc sử dụng lịch thiên văn), chúng là khác biệt. Năm 2009 đã được Liên Hợp Quốc coi là Năm Thiên văn học Quốc tế (IYA2009). Mục tiêu là tăng cường nhận thức và sự tham gia của mọi người vào thiên văn học. (Đọc thêm...)

Bài viết chọn lọc - làm mới

Đây là một Bài viết chọn lọc, được xem là bộ mặt của toàn thể bài viết trên wikipedia tiếng Việt..

Trái Đất, hay còn gọi là Địa Cầu (chữ Hán: hoặc Quả Đất, hành tinh xanh, hành tinh, quả bóng xanh, tiếng Anh: Earth), là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượngmật độ của vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây khoảng 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta ước tính rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên (trở thành sao khổng lồ đỏ) và tiêu diệt hết sự sống.

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng gần 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ sao Hỏa (Hỏa Tinh) là có nước bị đóng băng ở hai cực. Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. (Đọc thêm...)
Danh sách bài viết chọn lọc

Tiểu thể loại

Category puzzle
Category puzzle
Nhấp [►] để xem các tiểu thể loại

Hình ảnh chọn lọc - làm mới

Một bức hình nhiều màu của Tua Rua từ Trạm khảo sát Bầu tròi Kĩ thuật số
Một bức hình nhiều màu của Tua Rua từ Trạm khảo sát Bầu tròi Kĩ thuật số
Tác giả: NASA/ESA/AURA/Caltech

Tua Rua hay sao Rua, là tên một cụm sao phân tán M45 (Pleiades) trong chòm Kim Ngưu. Tua Rua thường quan sát được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Nhìn bằng mắt thường, Tua Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao lờ mờ trên bầu trời đêm, rất dễ nhận thấy.

Bạn có biết - làm mới

Chủ đề liên quan đến không gian

Các dự án

Wikibook

Logo của Wikibook.
Logo của Wikibook.

Những cuốn sách này có thể nằm trong nhiều giai đoạn hoàn thiện. Xem thêm các đề tài sách liên quan là Khoa họcToán học.

Wiki cho thiếu nhi

Các hạng mục bài chất lượng khác

Chủ điểm chọn lọc

9 bài viết
Bài viết chọn lọc Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Bài viết chọn lọc Sao Thủy
Bài viết chọn lọc Sao Kim
Bài viết chọn lọc Trái Đất
Bài viết chọn lọc Sao Hỏa
Bài viết chọn lọc Sao Mộc
Bài viết chọn lọc Sao Thổ
Bài viết chọn lọc Sao Thiên Vương
Bài viết chọn lọc Sao Hải Vương
5 bài viết
Bài viết tốt Vệ tinh Galileo
Bài viết chọn lọc Io
Bài viết chọn lọc Europa
Bài viết chọn lọc Ganymede
Bài viết chọn lọc Callisto

Danh sách chọn lọc

Bài viết tốt

Việc cần làm

  • Thêm mã nguồn {{Chủ đề|Thiên văn học}} vào đề mục "Xem thêm" của các bài viết liên quan đến thiên văn học.
  • Mở trang thảo luận của những bài viết, trang thể loại và bản mẫu đề tài Thiên văn học bằng mã {{Dự án Thiên văn học}}
  • Gia nhập Dự án Thiên văn học.
  • Hỗ trợ chống phá hoại trên trang chủ đề này và những bài viết về đề tài Thiên văn học.
  • Cập nhật trang chủ đề này!
  • Sơ khai: Giúp mở rộng các bài viết đính tại trang Thể loại:Sơ khai thiên văn học

Dự án Wikimedia liên quan

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu