Svoboda | Graniru | BBC Russia | Golosameriki | Facebook

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất trên mọi phương diện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 – 20/8, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. 
  • Những đảo ngọc trên vùng biển phương Nam

    Phú Quốc, Nam Du và Côn Đảo là ba quần đảo nổi tiếng trên vùng biển phương Nam của Tổ quốc, luôn được gọi tên trong các cuộc bình chọn về du lịch của khu vực và thế giới trong những năm gần đây. Ba địa danh này được mệnh danh là những “đảo ngọc” bởi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì thú, giàu bản sắc văn hóa biển và có thế mạnh nổi trội về tiềm năng nghề cá nên đang trở thành động lực để Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó du lịch biển được xem là mũi nhọn đột phá.
  • Trên những vùng đảo Rồng

    Với ước mơ chinh phục biển cả, tự ngàn xưa, người Việt đã xây dựng nên những truyền truyết về Rồng gắn liền với nhiều địa danh trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ví dụ như thành phố Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ có nghĩa là “đuôi rồng trắng”; tỉnh Quảng Ninh có huyện đảo Vân Đồn gắn liền với địa danh vịnh Bái Tử Long có nghĩa là “đàn rồng con”, có cảng Cái Rồng có nghĩa là “rồng mẹ” và huyện đảo Cô Tô có bãi đá Móng Rồng. Ngày nay, ba huyện đảo này đang là điểm sáng trong việc phát triển kinh tế biển ở miền Bắc.
  • Trên quê hương Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải

    Ba địa danh Trường Sa (Khánh Hòa), Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Phú Quý (Bình Thuận) đều được chính sử triều Nguyễn ghi nhận là những vùng biển đảo đã được người Việt ra khai thác và khẳng định chủ quyền từ rất sớm. Ngày nay, ba huyện đảo này đang vươn mình trở thành những điểm sáng về phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như đang ra sức nỗ lực thực hiện cam kết chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).
  • Điện Biên Phủ - trung tâm du lịch mới của vùng Tây Bắc

    70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (07/05/1954 - 07/05/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe.
  • Khám phá văn hóa Mường ở Hòa Bình

    Cách thành phố Hà Nội chừng 70km về phía Tây Nam, tỉnh Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi”, nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Mường. Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào Mường nơi đây đã tạo dựng nên một kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Những bí ẩn về mắt cửa Hội An

Nhiều du khách đến với Hội An ngoài sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp kiều diễm của khu phố cổ có tuổi đời hơn 400 năm thì họ cũng tò mò về một chi tiết kiến trúc lạ có phần bí ẩn trên các ngôi nhà cổ, đó chính là các “mắt cửa”. Đã có nhiều sự lí giải về hiện tượng lạ này, trong đó có ý kiến cho rằng đó là biểu hiện của tín ngưỡng thờ “môn thần” (thần cửa) theo tục lệ cổ xưa.

Nghề làm đầu lân xứ Huế nhộn nhịp vào mùa Trung thu

Hằng năm, cứ gần đến tết Trung thu (rằm tháng 8 âm lịch) là các xưởng làm đầu lân truyền thống ở Huế lại nhộn nhịp vào vụ làm đầu lân để phục dịp lễ đặc biệt này. Đầu lân Huế xưa nay nổi tiếng đẹp, bền, nhẹ, mẫu mã lại phong phú, đa dạng nên không chỉ phục vụ thị trường tại chỗ mà còn cả nước, thậm chí xuất bán cho cả nước ngoài.

Hà Nội khai thác thế mạnh cây dược liệu

Với nguồn tài nguyên cây dược liệu phong phú, đa dạng, Hà Nội xác định phát triển các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, từng bước đưa cây dược liệu trở thành một trong những cây trồng thế mạnh…

Top