Thời sự ký

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thời sự ký
Thời sự ký số 11,
ngày 31 tháng 12 năm 1968 (bìa trước)
Biên tập
Thể loạiphong trào nhân quyền tại Liên Xô, đàn áp chính trị tại Liên Xô, sự lạm dụng tâm thần học chính trị tại Liên Xô, samizdat
Tần suấtBán nguyệt san / quý san
Nhà xuất bảnPhong trào nhân quyền Liên Xô
Số lượng phát hành hàng năm6 x 6 x 6 ?
Năm thành lập1968
Phát hành lần cuốiTháng 8 năm 1983 (tháng 6 năm 1982)
Quốc giaLiên Xô
Trụ sởMoskva
Ngôn ngữTiếng Nga, tiếng Anh (phiên dịch từ năm 1971)
WebsiteA Chronicle of Current Events bản dịch tiếng Anh. Khronika tekushchikh sobytii nguyên bản tiếng Nga.

Thời sự ký (tiếng Nga: Хро́ника теку́щих собы́тий, Khronika tekushchikh sobytiy)[1] là một trong các tạp chí ngầm xuất bản lâu nhất tại Liên Xô giai đoạn sau Stalin. Tập san đưa tin những vi phạm dân quyền và thủ tục tư pháp của chính phủ Liên Xô và phản ứng của công dân khắp nước. Ra mắt vào tháng 4 năm 1968, tạp chí chóng trở thành giọng nói chính của phong trào nhân quyền Liên Xô ở trong và ngoài nước.[2]

15 năm, Thời sự ký loan tin 424 phiên tòa chính trị, có tất cả 753 bị cáo phải khép tội. Bên cạnh đó có 164 người bị tuyên bố là mất trí và bị bắt đi điều trị vô thời hạn ở các bệnh viện tâm thần.[3] Năm 1973, nhà tiểu thuyết và phê bình văn học Lydia Chukovskaya viết[4]

"... cuộc đàn áp sách vở samizdat, Thời sự ký, cùng với Sakharov, Solzhenitsyn, và hàng trăm người khác không thể gọi là đấu tranh tư tưởng được, mà một lần nữa chính là thủ đoạn khóa mồm người dân qua các nhà giam và trại lao động."

Bất kể sự quấy rối ngày ngày của chính quyền Liên Xô, hơn 60 số của Thời sự ký được soạn và truyền đi lưu hành từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 8 năm 1983. Số 59 tháng 11 năm 1980 bị cơ quan an ninh Liên Xô tịch thu.[5] Số chót là số 64 tháng 6 năm 1982 không đưa vào lưu hành cho đến cuối tháng 8 năm sau.[c 1] Tuy tài liệu đã được thu thập và chứng thực đến ngày 31 tháng 12 năm 1982, nhưng số 65 không được lưu hành.

Tóm tắt[sửa | sửa mã nguồn]

Thời sự ký cung cấp cái nhìn mới lạ về bản chất và mức độ của sự đàn áp chính trị ở Liên Xô. Không có sách vở ngầm nào khác vừa đưa tin khắp nước lâu như Thời sự ký vừa chép mọi vi phạm nhân quyền ở cấp quốc gia và địa phương của chính quyền Liên Xô giai đoạn sau Stalin.

Thời sự ký phỏng theo các sách vở ngầm có nội dung hạn hẹp được xuất bản trước. Đầu thập niên 70, nó được lấy làm mô hình cho Báo Ukrayina (tiếng Ukrayina: Ukrainsky visnyk) ở Ukrayina và Ký sự Công giáo ở Lietuva tại Lietuva. Lớp sách vở đi trước Thời sự ký là do những tín đồ giáo phái Tẩy lễ và người qırımtatarlar biên soạn đương lúc bị đàn áp.[6] Thời sự ký là sáng kiến của những người bất đồng ý ​​trong làng văn học khoa học ở Moskva.[7] Các biên tập và người hợp tác bị cuộc xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 8 năm 1968 đặc biệt tác động: số thứ ba của tạp chí,[c 2] nhiều báo cáo tiếp theo với mục "cập nhật samizdat" đều tập trung vào sự kiện.

Thời sự ký mở rộng phạm vi loan tin đến hầu hết các bang, nhóm tôn giáo và dân tộc của Liên Xô,[8] trừ các tín đồ Hồi giáo và các bang Trung Á ra.

"Chúng tôi cương quyết tin rằng Thời sự ký là kết quả không thể thiếu của các mong muốn trong xã hội Liên Xô và biểu hiện tinh thần mạnh khỏe của xã hội Liên Xô."[9]

Andrei Sakharov, Andrei Tverdokhlebov, Vladimir Albrecht, ngày 28 tháng 5 năm 1974

Natalya Gorbanevskaya là chủ nhiệm và người đánh chữ đầu tiên của Thời sự ký.[10] Cô ấy viết nhiều bài cho tập san và có công giới thiệu phần "cập nhật samizdat" định kỳ.[c 3] Vì tham gia biểu tình ở Quảng trường Đỏ vào năm 1968 nên Natalya phải bị kiểm tra tinh thần[c 4] và vào năm 1970, cô ấy bị khép án và bắt đi Bệnh viện Tâm thần đặc biệt Kazan;[c 5] năm 1972, Natalya mới được thả.[c 6]

Các chủ nhiệm theo sau Natalya đều bị quấy rối và đe dọa và sẽ ba chìm bảy nổi cả trong 13 năm tới.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa thập niên 60, những người Moskva có óc phê phán bắt đầu tiếp nhận luồng tin ngày càng lớn về sự đàn áp chính trị ở Liên Xô. Ví dụ: trong các bức thư về nhà từ trại lao động, hai nhà văn Yuli Daniel và Andrey Sinyavsky, đều bị khép tội và cầm tù vào năm 1966, viết rằng số tù chính trị lớn hơn nhiều so với con số mà họ và những người khác ước trước đây.[11]:147

Các người sẽ làm biên tập của tạp chí thấy được rõ hơn thảm cảnh này trong quyển Chính mắt tôi thấy của nhà văn Anatoly Marchenko, một văn bản tiên phong bắt đầu lưu hành ngầm vào tháng 12 năm 1967.[12][13] Quyển sách tường trình cuộc sống của ông ấy trong trại lao động và nhà tù Liên Xô, và mô tả hiện trạng sinh hoạt ở đó.[13][14]:58 Nhờ các người liên lạc và bạn bè khác trong tù hoặc trại lao động nên lớp người già trẻ ở Moskva bắt đầu biết được các thủ đoạn đàn áp đang được thi hành ở Ukrayina và các tỉnh Nga.[13]

Lượng tin tức không chính thức, ngoài nhà nước và không bị kiểm duyệt thúc một nhóm người bao gồm nhà thơ Natalya Gorbanevskaya, nhà văn Ilya Gabay và nhà vật lý học Pavel Litvinov toan tính ra một tờ báo thông tin định kỳ.[13] Thay vì theo các thể samizdat trước đây như niên giám văn học hoặc sách chép lại chỉ một phiên tòa thì tạp chí này sẽ xử lý luồng tin bằng cách truyền lưu hành các báo cáo và cập nhật thường xuyên về các cuộc lùng bắt, các phiên xét xử, các điều kiện sống trong nhà tù và trại lao động và các biện pháp áp chế biểu tình và bất đồng chính kiến một cách trái luật ​​— ít nhất là trong năm 1968. Vì năm đó tròn 20 năm ngày Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc được tuyên bố nên số 1–5 tên là Năm Nhân quyền ở Liên Xô; cho đến năm 1969, Thời sự ký chỉ là phụ đề của tạp chí.

Thời sự ký được nhiều tấm gương của những tờ đi trước, như tạp chí phái Tẩy lễ, xuất bản từ năm 1965, và bản tin của người qırımtatarlar, ra mắt vào năm 1964,[15]:44[16]:285 nhưng thay vì tập trung vào chỉ một vấn đề và chủ yếu lưu hành trong các nhóm nhất định như những sách vở này,[17] Thời sự ký có mục tiêu đưa tin nhiều sự kiện đàn áp chính trị hơn và thu hút nhiều nhóm người đọc hơn.[13]

Năm 1967, biến cố quan trọng cho phong trào đối lập non ​​trẻ xảy ra: Yuri Galanskov, Alexander Dobrovolsky và Vera Lashkova bị bắt ở Moskva vì viết tạp chí văn học ngầm. Đồng thời, Alexander Ginzburg bị bắt vì cộng tác quyển Bạch thư với Galanskov, là tập tài liệu về phiên xét xử các nhà văn Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel. Phiên xét xử Galanskov-Ginzburg và các cuộc biểu tình trước và sau khi bị cáo bị khép tội đều trở thành các chủ đề trong số đầu tiên của Thời sự ký, bắt đầu lưu hành ở Moskva vào tháng 6 năm 1968.[c 7] Số 1 nêu chân tơ kẽ tóc cách chính quyền đàn áp những người đã ký nhiều đơn thỉnh cầu và thư chung liên quan đến phiên tòa.[c 8][18]

Quá trình xuất bản và tính hợp pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Số 22, đề ngày 10 tháng 11 năm 1971

Thời sự ký được các biên tập giấu tên soạn ở Moskva nhờ vào mạng lưới những người làm đường dây khắp Liên Xô. Có văn phong ngắn gọn và khô khan, tạp chí chép các cuộc đàn áp và sách nhiễu trái luật, các vụ bắt bớ và phiên xét xử những người chống đối chế độ vì vi phạm quyền lợi của họ; cách họ bị đối xử trong các nhà tù, trại lao động và bệnh viện tâm thần, tập san cũng báo cáo.[c 9]

Tạp chí phát hành theo phương pháp tiêu chuẩn cho samizdat, là người nhận văn bản gốc sẽ chép bản riêng và truyền tập gốc lại cho người khác. Cứ theo vậy thì một "đợt lưu hành" ban đầu có 10 đến 12 bản (còn gọi là nulevaya zakladka, dịch sơ là "bản thứ 0") lan rộng khắp nước qua hàng trăm bản đánh chép.[19]

Các tác giả khuyến khích người đọc dùng các kênh phân phối ấy để gửi phản hồi và tin tức địa phương: "Anh chỉ cần báo người đã truyền anh Thời sự ký, và hắn báo người đã truyền hắn Thời sự ký, v.v." Nhưng có lời răn dạy đi kèm lời khuyên này: "Chớ mà cố tự truy ra toàn bộ đường dây liên lạc, nếu không thì anh sẽ bị nghi là nằm vùng cho cảnh sát nhé."[c 10]

Ngày tháng năm của mỗi số tạp chí phụ thuộc tin mới nhất ở trong số, không phải lúc được "xuất bản" lần đầu tiên ở Moskva. Số trang càng nhiều và sự cấm đoán lưu thông của chính quyền Liên Xô càng tăng thì khoảng cách giữa hai ngày tháng năm này càng lớn, từ hai ba tháng đến nhiều tháng. Ví dụ: số 63 có 230 trang, tuy có đánh ngày 31 tháng 12 năm 1981, nhưng không xuất hiện ở Moskva cho đến tháng 3 năm 1983.[20]

Hợp pháp hay phi pháp?[sửa | sửa mã nguồn]

Biên tập của Thời sự ký cho rằng tạp chí không phạm luật theo Hiến pháp Liên Xô năm 1936:[c 10]

"Thời sự ký không phải là tạp chí phi pháp về bất cứ phương diện nào, và tình trạng xuất bản khó khăn của tờ là do các định kiến kỳ lạ về luật pháp và tự do thông tin của những cơ quan Liên Xô nhất định. Vì thế nên Thời sự ký, như các tập san khác, không thể cho biết địa chỉ bưu chính ở trên trang chót."

Chính quyền có quan điểm khác và sách nhiễu, câu lưu, bỏ tù nhiều người vì tham gia biên soạn phát hành tạp chí. Vài người phải đi trại lao động, vài người phải đi bệnh viện tâm thần, vài người phải đi lưu vong.

Lịch sử xuất bản[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu: số 1-27 (1968-72)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1968, Liên Hợp Quốc tuyên bố là "Năm Quốc tế Nhân quyền" để kỷ niệm bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Tháng 4, Natalya Gorbanevskaya soạn số thứ nhất của Thời sự ký, tên là "Năm Quốc tế Nhân quyền ở Liên Xô" và, như mọi số sau, dẫn Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Báo cáo về phiên xét xử Natalya Gorbanevskaya, số 15 (ngày 31 tháng 8 năm 1970)

Tuy đưa tin phiên xét xử Liên minh Kitô giáo Xã hội ở thành phố Leningrad[c 11] và có sẵn tin tức từ các trại lao động nhưng chủ đề của số chính là phiên xét xử Galanskov và Ginzburg ở Moskva.[21]:84

Là chủ nhiệm và người đánh chữ thứ nhất của Thời sự ký, Natalya đánh ra bản "thứ 0" theo tin tức từ bạn của cô ấy ở Moskva bằng máy đánh chữ mua ở thị trường bán hợp pháp. Natalya làm sáu bản chép và mật truyền cho bạn bè, họ cũng chép bản riêng bằng máy đánh riêng và truyền tiếp bản gốc cho bạn bè và người quen.

Ngày 24 tháng 12 năm 1969, Natalya bị bắt trong lúc soạn số 11. Cô ấy giấu các tài liệu nguồn có bút tích có thể dính dấp các tác giả khác trong bàn làm việc và các giấy tờ khác trong áo choàng; mật cảnh may không soát hai chỗ này. Số 11 phát hành theo đúng lịch trình và loan tin vụ bắt giữ Natalya.[c 12] Cô ấy được thả nhưng lại bị bắt vào năm 1970 và phải ra tòa.[c 5] Natalya bị chẩn đoán mắc chứng phân liệt tâm thần và bị giam ở bệnh viện tâm thần đến tháng 2 năm 1972. Sau khi được về Moskva, cô ấy quyết định di cư đến Pháp vào năm 1975.

Sau khi Natalya bị bắt, nhà phê bình văn học Anatoly Yakobson lên tiếp quản Thời sự ký. Anatoly tài liệu cho các số 11-27 cho đến cuối năm 1972, khi ông ấy rời Liên Xô.[22]:31

Gián đoạn: Vụ số 24 (1972-73)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972, Thời sự ký có nhà sinh vật học Sergei Kovalev làm chủ nhiệm, nhà toán học Tatyana Velikanova phụ trách thu thập tài liệu với tổ chức các cuộc họp ở chung cư, và nhà ngôn ngữ học Tatyana Khodorovich là đường dẫn tin tức quan trọng.[22]:31

Tháng 6 năm 1972, Pyotr Yakir bị Ban An ninh quốc gia bắt giữ, Victor Krasin cũng bị bắt vào tháng 9. Nhiều người bị triệu đến làm chứng và tra vấn trong những tháng tiếp theo cho Vụ số 24.[c 13] Ví dụ: Bukovsky bị gọi từ Nhà tù Vladimir. Vì bị ép nên Pyotr và Victor gượng lên truyền hình Liên Xô, chối các hoạt động trước đây và giục các đồng chí của họ dừng xuất bản Thời sự ký. Họ cũng truyền đạt lời cảnh cáo của Ban An ninh quốc gia: mỗi số mà xuất bản sau buổi phát tin thì một người sẽ bị bắt.[22]:31–32

Thời sự ký ngưng xuất bản sau số 27 là ngày 15 tháng 10 năm 1972 nhưng Irina Belogorodskaya vẫn bị bắt vào tháng 1 năm 1973,[c 14] cô ấy đôi khi giúp đánh chữ cho tạp chí. Các biên tập quyết định đề tựa số 28, ngày 31 tháng 12 năm 1972 rằng họ sẽ xuất bản lại Thời sự ký vì thư tối hậu của Ban An ninh quốc gia là "nghịch" với "công lý, đạo đức và nhân phẩm",[22]:32[c 15] nhưng phải 16 tháng sau thì công chúng mới đọc được lời tựa này.

Sau khi thảo luận, những người then chốt trong việc làm tạp chí quyết định ghi ngoại lệ cho chính sách giấu tên lâu năm của tạp chí: tuy không thừa nhận là tác giả và biên tập nhưng họ sẽ tự nhận mình là người phân phối của Thời sự ký.

Để chống thủ đoạn đe dọa của Ban An ninh quốc gia, họ quyết định sẽ ra bản tuyên bố thừa nhận trách nhiệm cá nhân với việc phát hành Thời sự ký khi cho lưu hành các số bị trì hoãn tức số 28 (ngày 31 tháng 12 năm 1972), số 29 (ngày 31 tháng 7 năm 1973), và số 30 (ngày 31 tháng 12 năm 1973). Khác với các nhóm đối lập khác như Nhóm Hành động về Nhân quyền ở Liên Xô, các cựu biên tập của Thời sự ký chẳng dám dán tên của họ vào sách vở ngầm. Lúc ra tay, Sergei, Tatyana Velikanova và Tatyana Khodorovich kỳ vọng là các nhà chức trách sẽ khó mà liên lụy những người khác hơn.

Ngày 7 tháng 5 năm 1974, ba người mời nhà báo nước ngoài dự cuộc họp báo có các số 28-30 được phân phối công khai. Sergei, Tatyana Velikanova và Tatyana Khodorovich cùng ra thông cáo có chữ ký của cả ba và bao gồm vài câu ngắn gọn:

Vì chúng tôi không suy xét Thời sự ký là tạp chí phạm pháp hoặc phỉ báng, không kể các lời quả quyết lặp đi lặp lại của Ban An ninh quốc gia và các tòa Liên Xô, nên chúng tôi nhận việc thúc đẩy cho tạp chí được lưu hành rộng rãi nhất có thể là nghĩa vụ của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng bất cứ ai mà quan tâm các vi phạm nhân quyền ở Liên Xô thì nên được biết tin tức chân thật. Đó là một nhiệm vụ cơ bản vậy.[c 16][23]

Xuất bản lại: số 28-65 (1974-82)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau các vụ bắt bớ và truy tố trong "Vụ số 24", Thời sự ký vẫn xuất bản vài lần trong năm, mặc dù không thường xuyên bằng trước đây.

Ba "người phân phối" ra tên trong cuộc họp báo ngày 7 tháng 5 năm 1974 đều bị trừng phạt vì sự táo bạo của họ: Sergei Kovalev bị bắt vào tháng 12 cùng năm, năm 1975 phải ra tòa và bị khép án bảy năm tù lao động và ba năm đi đày trong nước vì tội "kích động và tuyên truyền chống Liên Xô";[c 17] Tatyana Khodorovich phải di cư;[c 18] Tatyana Velikanova bị bắt vào năm 1979 và vào năm 1980 bị truy tố và khép án 5 năm trại giam và 5 năm đi đày trong nước.[c 19]

Tháng 2 năm 1981, số 59 bị Ban An ninh quốc gia tịch thu đương lúc gần làm xong trong cuộc khám xét căn hộ của Leonid Vul, là một trong các biên tập viết bài của Thời sự ký.[c 20] Số trang càng lớn và áp lực từ chính quyền càng tăng thì Thời sự ký mất càng nhiều thời gian để xuất hiện ở Moskva, có thể vài tháng sau ngày chính thức của số. Ví dụ: số 63 dài 230 trang, tuy có ghi ngày 31 tháng 12 năm 1981 nhưng đến tháng 3 năm 1983 mới có mặt ở Moskva. Số cuối cùng của Thời sự ký đề ngày 31 tháng 12 năm 1982, nhưng không được lưu hành ở Liên Xô và cũng chẳng được dịch ở nước ngoài.[c 21] Công việc xuất bản chấm dứt sau khi Yury Shikhanovich bị bắt vào ngày 17 tháng 11 năm 1983.[24][25] Là biên tập biên soạn, ông đóng vai trò thiết yếu trong việc chuẩn bị sáu số chót của Thời sự ký.[26]

Danh sách biên tập[sửa | sửa mã nguồn]

Vì không thể có ban biên tập giống như ban biên tập của tạp chí chính thức, bởi tình hình xuất bản của tập san, nên Thời sự ký dùng "hệ thống vừa thiếu chỉ thị mệnh lệnh, vừa thiếu phân công biên tập."[27]:121

Có danh sách những người biên soạn các số của Thời sự ký do các nhà sử học thuộc hội Memorial tổng hợp,[28] bao gồm các chủ nhiệm và những biên tập đóng góp, là những người hoặc trông coi các phần cụ thể, hoặc xác minh tin tức trong số hoặc đánh máy các bản thứ 0.[28]

Danh sách này không liệt ra mọi người trực tiếp có chân trong tập san. Ví dụ: trước khi trở thành chủ đề trong các báo cáo của Thời sự ký vào cuối thập niên 70, như lần khi bị đưa ra tòa và phải đi đày, Alexander Podrabinek làm biên tập đóng góp trong hai năm, gánh vác việc thu thập và chọn lọc các báo cáo về những người bị giam trong bệnh viện tâm thần.[c 22] Tên tuổi của vài biên tập vẫn chưa biết. Danh sách cũng không có những người đóng góp tin tức và báo cáo cho Thời sự ký, hoặc bị khép án vì phân phát sách vở ngầm có cả Thời sự ký.

Chủ nhiệm[28]

Số Chủ nhiệm Ghi chú[nb 1]
1–10 (tháng 4 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969) Natalya Gorbanevskaya 3 năm bị giam trong bệnh viện tâm thần (1970–72); di cư đến Pháp vào năm 1975
11 (tháng 12 năm 1969) Galina Gabai Bị trường sa thải vì bị điếc và nặng tai[c 23]
12 (tháng 2 năm 1970) Yelena Smorgunova
12 (tháng 2 năm 1970) Yuli Kim
11–27 (tháng 12 năm 1969 đến tháng 10 năm 1972) Anatoly Yakobson Di cư đến Israel vào năm 1973[c 24]
28–30 (tháng 5 năm 1974) Tatyana Khodorovich Di cư đến Pháp vào năm 1977
28–30; 32–33 (tháng 5 năm 1974; tháng 7 năm 1974 đến tháng 12 năm 1974) Sergei Kovalev 7 năm trong trại lao động, 3 năm đi đày trong nước (1975–85)
28–30; 32–53 (tháng 5 năm 1974; tháng 7 năm 1974 đến tháng 8 năm 1979) Tatyana Velikanova 4 năm trong trại lao động, 5 năm đi đày trong nước (1980–88)
31; 54–55 (tháng 5 năm 1974; tháng 11 đến tháng 12 năm 1979) Alexander Lavut 3 năm trong trại lao động, 3 năm đi đày trong nước (1980–86)
56–58; 60–64[nb 2] (tháng 4 đến tháng 11 năm 1980; tháng 12 năm 1980 đến tháng 6 năm 1982) Yury Shikhanovich 5 năm trong trại lao động, 5 năm đi đày trong nước (1983–87)[30][31]

Biên tập đóng góp[28]

  • Lyudmila Alekseeva
  • Svetlana Feliksovna Artsimovich
  • Vyacheslav Ivanovich Bakhmin – bị giam giữ 10 tháng[c 25]
  • Irina Mikhaylovna Belogorodskaya – bị giam giữ 10 tháng[c 26]
  • Leonid Iosifovich Blekher
  • Larisa Bogoraz
  • Anna Ivanovna Bryksina (née Kaleda)
  • Valeriy Chalidze
  • Aleksandr Yul'evich Daniel'
  • Nadezhda Pavlovna Emel'kina (Yemelkina) – đi đày trong nước 5 năm[c 27]
  • Georgiy Isaakovich Efremov (Yuriy Zbarskiy)
  • Efim Maksimovich Epshteyn (Yefim Epstein)[32]
  • Ilya Gabay – 3 năm trong trại lao động[c 28]
  • Yuri Gastev
  • Mark Gdal'evich Gel'shteyn
  • Yuriy Yakovlevich Gerchuk
  • Aleksandr Borisovich Gribanov
  • Vyacheslav Vladimirovich Igrunov – bị cầm giữ và giam trong bệnh viện tâm thần 2 năm[c 29]
  • Sergey Glebovich Kaleda
  • Lyudmila Vladimirovna Kardasevich
  • Ivan Sergeevich Kovalev – 5 năm trong trại lao động, 5 năm đi đày trong nước[c 30]
  • Elena Alekseevna Kostyorina (Kosterina)
  • Natal'ya Andreevna Kravchenko
  • Viktor Krasin – 1 năm trong trại lao động, 3 năm đi đày trong nước[c 31]
  • Mal'va Noevna Landa – 5 năm đi đày trong nước[c 32]
  • Vera Iosifovna Lashkova
  • Nina Petrovna Lisovskaya
  • Pavel Litvinov
  • Kronid Lyubarsky – 5 năm trong trại lao động[c 33]
  • Irina Rodionovna Maksimova
  • Margarita Borisovna Nabokova
  • Tat'yana Semenovna Osipova – 5 năm trong trại lao động, 5 năm đi đày trong nước[c 34]
  • Lyudmila Vladimirovna Polikovskaya
  • Arkadiy Abramovich Polishchuk
  • Ivan Vladimirovich Rudakov
  • Elena Sergeevna Semeka
  • Aleksey Olegovich Smirnov – 6 năm trong trại lao động, 4 năm đi đày trong nước[c 35]
  • Boris Isaevich Smushkevich
  • Gabriel' Gavrilovich Superfin – 5 năm trong trại lao động, 2 năm đi đày trong nước[c 36]
  • Lev Isaevich Tanengol'ts
  • Tserina L'vovna Tanengol'ts
  • Yulius Zinov'evich Telesin
  • Vladimir Solomonovich Tol'ts
  • Andrey Kimovich Tsaturyan
  • Leonid Davidovich Vul'
  • Irina Petrovna Yakir
  • Petr Ionovich Yakir – 1 năm trong trại lao động, 3 năm đi đày trong nước[c 31]
  • Efrem Vladimirovich Yankelevich
  • Vera Khasanovna Zelendinova

Nội dung, hình thức và văn phong[sửa | sửa mã nguồn]

1. Hoãn khởi tố Mikhail Naritsa

2. TÔN GIÁO Ở LIÊN XÔ

– Bài diễn giải của Furin

– Thư của Lev Regelson và Gleb Yakunin

– Cách đánh tôn giáo mới

– Kitô hữu phái Phúc âm

– Kitô hữu phái Ngũ tuần

3. Sự kiện ở Lietuva

4. Andrei Tverdokhlebov lưu vong

5. Bắt giữ, Khám xét và Hỏi cung

6. TRONG TÙ TRẠI

– Nhà tù Vladimir

– Các trại Mordoviya

– Các trại Perm

– Thư và tuyên bố của tù chính trị

– Biện hộ tù chính trị

– Những người được thả

7. TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN

– Bệnh viện Tâm thần đặc biệt Chernyakhovsk

– Bệnh viện Tâm thần đặc biệt Sychyovka

– Bệnh viện Tâm thần đặc biệt Dnepropetrovsk

– Bệnh viện Tâm thần đặc biệt Kazan

8. Nhóm Moskva Helsinki

9. ĐÀN ÁP NGƯỜI qırımtatarlar

– Những vụ trục xuất

– Không có giấy chứng thường trú – không có việc làm

– Phiên tòa

10. Phong trào di cư của người Đức

11. Nỗ lực về sakartvelo của người Meskhetis

12. Ở trong Pushkin House

13. Giải trí không chính thức

14. Tin tóm tắt

15. Đính chính và bổ sung

Mục lục của số 41 Thời sự ký, ngày 3 tháng 8 năm 1976[c 9]

Thời sự ký cố gắng cung cấp tin tức được chính xác đầy đủ nhất và có văn phong khách quan kiềm chế. Trong số 5, tạp chí giải thích mục tiêu này:[33]:55[c 37]

Thời sự ký gắng sức đạt được giọng văn bình tĩnh và kiềm chế, nhưng khổ là tài liệu mà Thời sự ký xử lý phát sinh những tình cảm mãnh liệt, nên giọng điệu của số tạp chí quyết chắc bị ảnh hưởng. Thời sự ký đã và sẽ nỗ lực giữ văn phong được thực tế ở mức cao nhất có thể, nhưng không thể hứa thành công hoàn toàn. Thời sự ký cố tránh xét tốt xấu bằng cách hoặc chẳng phát ngôn, hoặc trích các phán đoán trong tài liệu samizdat.

Mỗi số của Thời sự ký chia thành hai phần. Phần thứ nhất, biên tập trình bày cặn kẽ các sự kiện quan trọng nhất kể từ số trước. Phần thứ hai bao gồm các mục thông thường là "Bắt giữ, Khám xét, Hỏi cung", "Đàn áp trái luật", "Trong nhà tù và trại", "Cập nhật samizdat", "Tin tức ngắn gọn", "Đính chính và bổ sung".

Càng về sau, số mục càng nhiều khi các vấn đề mới đến được tai tác giả. Mục "Đàn áp tín đồ" sớm xuất hiện, cũng như "Đàn áp người qırımtatarlar" và "Thủ đoạn đàn áp ở Ukrayina". Đầu năm 1972, chuyên mục "Đàn áp tín đồ ở Lietuva" thêm vào tạp chí, được sửa đổi và mở rộng vào giữa cùng năm thành mục mới và tổng quát hơn tên là "Sự kiện ở Lietuva". Mọi mục này đều có mặt thường xuyên, xuất hiện mỗi khi có tin tức hoặc cập nhật.[26]

Trong các số sau này, Thời sự ký cũng tóm tắt các sách vở ngầm khác, như Bảng Thông tin của Ban Điều tra áp chế tâm thần, và tài liệu của Nhóm Moskva Helsinki.[34]:148

Ảnh hưởng ở Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1968 đến năm 1982, trong lúc Thời sự ký còn xuất bản, các ý tưởng và phương pháp của tạp chí được những người bất đồng chính kiến ​​ở các miền khác của Liên Xô tiếp thu. Đầu thập niên 70, tấm gương của Thời sự ký, Báo Ukrayina ở Ukrayina (Ukrainsky visnyk, 1970–1975) và Ký sự Công giáo ở Lietuva (1972–1989) ở Lietuva đều theo.

"Tôi xét việc Thời sự ký xuất bản được 13 năm là kỳ tích và cũng là dấu hiệu của tinh thần và ưu thế đạo đức của phong trào nhân quyền ở Liên Xô. Sự thù hằn của chính quyền, tỏ ra trong vô số hành động đàn áp, chỉ chứng minh sự thật này."[35]

Andrei Sakharov, 1981

Bản tin V (Бюллетень В, Byulleten' V) xuất hiện vào cuối thập niên 70,[36] là ấn phẩm ngầm về biểu tình và bất đồng chính kiến, lúc đầu cho chỉ số người có hạn. Phát hành trong bốn năm (1980–1983), nó chú trọng tần suất xuất bản nhiều hơn, cố gắng ra nếu không là mỗi tuần một lần thì phải hai tuần một lần, và chủ yếu là nguồn tin cho người khác.[37]

Năm năm sau khi Thời sự ký chết, các tạp chí ngầm về nhân quyền mở lại vào năm thứ hai của chương trình cải cách glasnost và perestroika của Gorbachev. Sau khi đi đày ở Viễn Đông Liên Xô về vào năm 1987, Alexander Podrabinek xuất bản tuần báo Express-Chronicle, cùng lúc Sergei Grigoryants ra tạp chí Công Minh;[26] cả hai ấn phẩm này đều chẳng xin và cũng chẳng được phép của chính quyền.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phong trào nhân quyền ở Liên Xô
  • Ký sự Công giáo ở Lietuva

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ở bên dưới bao gồm chỉ các hình phạt của tội danh quan hệ tới Thời sự ký.[29]
  2. ^ Số 59 và 65 của Thời sự ký bị tịch thu trong cuộc khám xét và không được cho lưu hành.[29]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Thời sự ký

  1. ^ CCE 64, Contents, see note at foot of the page from "Vesti iz SSSR", ngày 31 tháng 8 năm 1983, item 16.31.
  2. ^ CCE No 3, ngày 30 tháng 8 năm 1968
  3. ^ CCE 6, ngày 28 tháng 2 năm 1969 — 6.8 "Samizdat update"
  4. ^ A Chronicle of Current Events No 4, ngày 31 tháng 10 năm 1968 — 4.1 "The trial of the Red Square demonstrators" Lưu trữ 2015-12-08 tại Wayback Machine
  5. ^ a b CCE 15, ngày 31 tháng 8 năm 1970 — 15.1 "The trial of Natalya Gorbanevskaya".
  6. ^ CCE 24, ngày 5 tháng 3 năm 1972 — 24.10 "News in brief". Uncensored Russia – The Human Rights Movement in the Soviet Union. Peter Reddaway (ed). London: Andre Deutsch, 1972. pp 159–160
  7. ^ CCE 1, ngày 30 tháng 4 năm 1968
  8. ^ CCE 1, ngày 30 tháng 4 năm 1968 — 1.1 "The Trial", 1.2 "Protests about the Trial", and 1.3 "Repressive Measures in Response to the Protests"
  9. ^ a b See CCE 41, ngày 3 tháng 8 năm 1976, for typical headings.
  10. ^ a b CCE 5, ngày 31 tháng 12 năm 1968 — 5.6 "Human Rights Year continues!"
  11. ^ CCE 1, ngày 30 tháng 4 năm 1968 — 1.6 "The Leningrad Trial".
  12. ^ CCE 11, ngày 31 tháng 12 năm 1969 — 11.9 "The arrest of Natalya Gorbanevskaya"
  13. ^ CCE 28, ngày 31 tháng 12 năm 1972 — 28.3 "A Chronicle of Case No. 24"; CCE 29, ngày 30 tháng 6 năm 1973 — 29.8 "A Chronicle of Case No 24 (II)"; (3) CCE 30, ngày 31 tháng 12 năm 1973 — 30.1 "The Trial of P. Yakir and V. Krasin. (Statement by the Action Group on Human Rights)."
  14. ^ CCE 29, ngày 31 tháng 7 năm 1973 — 29.8 "A Chronicle of Case No 24 (part 2)".
  15. ^ CCE 30, ngày 31 tháng 12 năm 1973 — 30.1 "The Trial of P. Yakir and V. Krasin. (Statement by the Action Group on Human Rights)."
  16. ^ CCE 28, ngày 31 tháng 12 năm 1972 — 28.1 "To readers of the Chronicle".
  17. ^ CCE 38, ngày 31 tháng 12 năm 1975 — 38.3 "The trial of Sergei Kovalyov".
  18. ^ CCE 40, ngày 20 tháng 5 năm 1976 — 40.1 "Statement by Tatyana Khodorovich".
  19. ^ CCE 56, ngày 30 tháng 4 năm 1980 — 56.7 "The case of Tatyana Velikanova" Lưu trữ 2015-12-08 tại Wayback Machine, and CCE 58, October 1980 — 58.1 "The trial of Tatyana Velikanova".
  20. ^ CCE 61, ngày 16 tháng 3 năm 1981 — 61.5 "Searches".
  21. ^ CCE 65, ngày 31 tháng 12 năm 1982, Contents.
  22. ^ CCE, ngày 25 tháng 5 năm 1977 - 45.13 "In the Psychiatric Hospitals".
  23. ^ CCE. ngày 31 tháng 8 năm 1969 - 9.8 Extra-judicial political persecution.
  24. ^ CCE ngày 31 tháng 12 năm 1973 - 30.14, item 6 "News in Brief".
  25. ^ CCE 58, November 1980 — 58.2 "Trial of Vyacheslav Bakhmin".
  26. ^ CCE 58, November 1980 — 58.2 "Trial of Vyacheslav Bakhmin".
  27. ^ CCE 23, ngày 5 tháng 1 năm 1972 — 23.2 "The Trial of Nadezhda Yemelkina".
  28. ^ CCE 12, ngày 28 tháng 2 năm 1970 — 12.3 "The Trial of Ilya Gabai and Mustafa Dzhemilev".
  29. ^ CCE 40, ngày 20 tháng 5 năm 1976 — 40.4 "The Trial of Vyacheslav Igrunov".
  30. ^ “CCE 64, ngày 31 tháng 7 năm 1982 — 64.1 "The Trial of Ivan Kovalev". A Chronicle of Current Events: In English translation from the Russian. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2016.
  31. ^ a b CCE 30, ngày 31 tháng 12 năm 1973 — 30.1 "The Trial of Yakir and Krasin".
  32. ^ “CCE ngày 30 tháng 4 năm 1980 — 56.3 "Persecution of the Moscow Helsinki Group: The Trial of Malva Landa". Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2015.
  33. ^ “CCE 28, ngày 31 tháng 12 năm 1972 — 28.4 "The Trial of Lyubarsky and Popov". Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  34. ^ CCE 62, ngày 14 tháng 7 năm 1981 — 62.3 "The Trial of Osipova".
  35. ^ CCE 65, ngày 31 tháng 12 năm 1982 — 65.2 "The Arrest of Alexei Smirnov".
  36. ^ CCE 32, ngày 17 tháng 7 năm 1974 — 32.2 "The Trial of Gabriel Superfin".
  37. ^ CCE 8, ngày 30 tháng 6 năm 1969 — 8.16 "Reply to a Reader".

Chung

  1. ^ Bowring, Bill (2008). "European Minority Protection: The Past and Future of a "Major Historical Achievement"". International Journal on Minority and Group Rights. 15 (2): 413–425. doi:10.1163/157181108X332686.
  2. ^ Reddaway, Peter (ngày 12 tháng 10 năm 1978). "KGB Psychiatry". The New York Review of Books. 25 (15): 70–71. PMID 11662655.
  3. ^ Ерошок, Зоя (ngày 13 tháng 2 năm 2015). "Людмила Алексеева: "Я — человек, склонный быть счастливым"" [Lyudmila Alexeyeva, "I am a woman prone to be happy"]. Novaya Gazeta(in Russian) (15).
  4. ^ "Materials about Sakharov", A Chronicle of Current Eveents (30.12) ngày 31 tháng 12 năm 1973.
  5. ^ "A lost and found issue of the Chronicle of Current Events: the recollections of Yury Shikhanovich", ngày 22 tháng 4 năm 2016, Memorial (in Russian)”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2020.
  6. ^ Suslensky, Yakov (1983). "The treatment of activities of Russian and non‐Russian dissidents by the soviet regime: A comparative analysis". Nationalities Papers: The Journal of Nationalism and Ethnicity. 11 (2): 232–243. doi:10.1080/00905998308407969.
  7. ^ Harding, Ted (1974). "Kiev workers protest to the central committee". Critique: Journal of Socialist Theory. 2 (1): 71–77. doi:10.1080/03017607408413120.
  8. ^ Andrew, Christopher (2000). "The Mitrokhin archive". RUSI Journal. 145 (1): 52–56. doi:10.1080/03071840008446488.
  9. ^ Sakharov, Andrei; Tverdokhlebov, Andrei; Albrecht, Vladimir (ngày 28 tháng 5 năm 1974). "USSR. The chronicle of current events". Index on Censorship. 3 (3): 87. doi:10.1080/03064227408532355.
  10. ^ Ried, Allan (2003). "'Nothing turns out right, but something still emerges': On the Poetry of Natalia Gorbanevskaia". Canadian Slavonic Papers. 45 (3–4): 351–370. doi:10.1080/00085006.2003.11092332.
  11. ^ Walker, Barbara (2012). "The Moscow correspondents, Soviet human rights activists, and the problem of the Western gift". In Chatterjee, Choi; Holmgren, Beth (eds.). Americans experience Russia: encountering the enigma, 1917 to the present. Routledge studies in cultural history. New York; London: Routledge. pp. 139–160. ISBN 9780415893411.
  12. ^ Marchenko, Anatoly (1969). My Testimony. London: Pall Mall Press.
  13. ^ a b c d e "Параллели, события, люди". Третья серия. Хроника текущих событий (часть первая)". www.golos-ameriki.ru. Voice of America. 02:10.
  14. ^ Toker, Leona (2000). Return from the Archipelago: narratives of Gulag survivors. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 978-0253337870.
  15. ^ Feldbrugge, F. J. M. (1975). Samizdat and political dissent in the Soviet Union. Leyden: A. W. Sijthoff.
  16. ^ Alexeyeva, Lyudmila (1987). Soviet Dissent: Contemporary Movements for National, Religious, and Human Rights. Carol Pearce, John Glad (trans.). Middletown, Conn.: Wesleyan University Press. ISBN 978-0-8195-6176-3.
  17. ^ See Andropov report to Politburo, ngày 11 tháng 7 năm 1968.
  18. ^ See also Reddaway, Uncensored Russia (1972), Chapter 3, "The Galanskov-Ginzburg Trial", pp. 72–94.
  19. ^ Alexander Daniel, "1968 in Moscow: A Beginning", Heinrich Böll Foundation, accessed on ngày 22 tháng 4 năm 2009 from eurozine.comArchived 2016-02-25 at the Wayback Machine.
  20. ^ Vesti iz SSSR (USSR News Brief), 1983, 6-34.
  21. ^ Boobbyer, Philip (2005). Conscience, dissent and reform in Soviet Russia. ASEES/Routledge series on Russian and East European studies. London; New York: Routledge. ISBN 9780415331869.
  22. ^ a b c d Gilligan, Emma (2004). Defending Human Rights in Russia: Sergei Kovalyov, Dissident and Human Rights Commissioner, 1969–2003. London. ISBN 978-0415546119.
  23. ^ Bailey, George (1989). The making of Andreĭ Sakharov. Allen Lane. p. 363. ISBN 978-0713990331.
  24. ^ Vesti iz SSSR, ngày 30 tháng 11 năm 1983, 22-1, "The arrest of Yury Shikhanovich" (in Russian).
  25. ^ Wishnevsky, Julia (1984). "The trial of Yurii Shikhanovich". Index on Censorship. 13(6): 33–33. doi:10.1080/03064228408533810. ISSN 0306-4220. Truy cập 2020-12-02.
  26. ^ a b c "Chronicle of Current Events". www.memo.ru. Truy cập 2015-08-07.
  27. ^ Hopkins, Mark W. (1983). Russia's underground press: the Chronicle of current events. New York: Praeger. ISBN 978-0030620133.
  28. ^ a b c d Бабицкий, Андрей; Макаров, Алексей (2013-04-26). "Кто делал "Хронику текущих событий"". Журнал "Коммерсантъ Weekend" (15). p. 9. Truy cập 2020-11-02.
  29. ^ a b Бабицкий, Андрей; Макаров, Алексей (2013-04-26). "Кто делал "Хронику текущих событий"". Журнал "Коммерсантъ Weekend" (15). p. 9. Truy cập 2020-11-02.
  30. ^ Vesti iz SSSR, ngày 30 tháng 9 năm 1984 (17/18-1) "The trial of Yury Shikhanovich" (in Russian).
  31. ^ Wishnevsky, Julia (1984). “The trial of Yurii Shikhanovich”. Index on Censorship. 13 (6): 33–33. doi:10.1080/03064228408533810. ISSN 0306-4220. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  32. ^ It was here, it seems ("И будто здесь же"), Moscow, 2001.
  33. ^ Wishnevsky, Julia (December 1984). "The trial of Yurii Shikhanovich: A Chronicle of Current Events, samizdat journal of the human rights movement in the USSR, suffered a severe blow in September when one of its editors was sentenced". Index on Censorship. 13 (6): 33–34. doi:10.1080/03064228408533810.
  34. ^ van Voren, Robert (2010). Cold War in Psychiatry: Human Factors, Secret Actors. Amsterdam—New York: Rodopi. ISBN 978-90-420-3046-6.
  35. ^ Wishnevsky, Julia (December 1984). "The trial of Yurii Shikhanovich: A Chronicle of Current Events, samizdat journal of the human rights movement in the USSR, suffered a severe blow in September when one of its editors was sentenced". Index on Censorship. 13 (6): 33–34. doi:10.1080/03064228408533810.
  36. ^ "Елена Санникова: "Предостережение КГБ меня и подтолкнуло к деятельности" | Colta.ru". www.colta.ru. Truy cập 2015-08-11.
  37. ^ "Бюллетени "В" и "+"". www.memo.ru (in Russian). Memorial. Truy cập 2016-04-04.

Thư mục tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Thời sự ký[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Nga

Bản in (tái xuất bản ngoài nước, 1969-82)

  • Posev quarterly (Munich), số 1–27 in lại.
  • Khronika tekushchikh sobytii. Amsterdam: Alexander Herzen Foundation, 1979. Số 115.
  • Khronika tekushchikh sobytii. New York: Khronika Press, 1981–82. Số 60–62.

Trên mạng

Tiếng Anh

Bản in

  • Nga đằng sau bức rèm kiểm duyệt – Phong trào nhân quyền ở Liên Xô. Peter Reddaway (ed). Luân Đôn: Andre Deutsch, 1972. Số 111.
  • Thời sự ký. Zbynek Zeman (ed), Ân xá Quốc tế, Luân Đôn. Số 1658. ISSN 0254-6175ISSN 0254-6175 OCLC 474527391
  • Thời sự ký. Ân xá Quốc tế, Luân Đôn. Số 6064.

Trên mạng

  • Trang mạng Thời sự ký có mọi số được dịch sang tiếng Anh (1–64). Đến tháng 3 năm 2016, số 1–22 và vài báo cáo trong những số tiếp theo đã được quét và số hóa; các số còn lại ở định dạng pdf.

Ký sự Nhân quyền ở Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ký sự Nhân quyền ở Liên Xô. Valery Chaldize, Edward Kline, và Peter Reddaway (ed). New York: Khronika Press, 1973–82.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh

Tiếng Ý

Tiếng Pháp

  • 1969 -- Figuer, Robert (tháng 11 năm 1969). “Chronique des événements” [Thời sự ký]. Esprit. 386 (11): 658–675. JSTOR 24261428.
  • 1999 -- Vaissié, Cécile (July–September 1999). “"La Chronique des évenements en cours". Une revue de la dissidence dans l'URSS brejnévienne” [Thời sự ký. Xem xét bất hợp chính kiến ở Liên Xô đời Brezhnev]. Vingtième Siècle. Revue d'Histoire (bằng tiếng Pháp) (63): 107–118. doi:10.2307/3770704. JSTOR 3770704.

Liên kết bên ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh

Tiếng Nga