Svoboda | Graniru | BBC Russia | Golosameriki | Facebook

Đường dẫn truy cập

Quân đội Mỹ sẽ tổ chức huấn luyện tác chiến ở Philippines giữa căng thẳng hàng hải


Thiếu tướng Marcus Evans, tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 của Quân đội Hoa Kỳ, ngày 7/4/2024 nói Khoảng 2.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Philippines sẽ tham gia các cuộc tập trận ở miền bắc Philippines vào tháng 6/2024.
Thiếu tướng Marcus Evans, tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 của Quân đội Hoa Kỳ, ngày 7/4/2024 nói Khoảng 2.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Philippines sẽ tham gia các cuộc tập trận ở miền bắc Philippines vào tháng 6/2024.

Quân đội Hoa Kỳ đang triển khai một cuộc huấn luyện chiến trường chung ở Philippines để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bao gồm việc đảm bảo cung cấp đầy đủ đạn dược và các nhu cầu khác trong điều kiện khó khăn ở rừng nhiệt đới và trên các hòn đảo rải rác, một tướng Mỹ cho biết.

Chính quyền Biden đã và đang củng cố một vòng cung liên minh quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc tốt hơn, bao gồm cả bất kỳ cuộc đối đầu nào về Đài Loan trong tương lai. Hoa Kỳ có động thái phù hợp với những nỗ lực của Philippines nhằm tăng cường phòng thủ lãnh thổ trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông và khả năng ứng phó với các thảm họa thiên nhiên thường xuyên.

Khoảng 2.000 binh sĩ Hoa Kỳ và Philippines sẽ tham gia các cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày với sự hỗ trợ của trực thăng và hỏa lực pháo binh chống lại kẻ thù có vũ trang trong khu rừng rậm ở miền bắc Philippines vào tháng 6, Thiếu tướng Marcus Evans, tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 25 của Quân đội Hoa Kỳ, nói ngày 7/4.

Cuộc huấn luyện chiến đấu sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Philippines theo yêu cầu của Manila. Tướng Evans nói, không rõ liệu hai đồng minh hiệp ước lâu năm có quyết định biến cuộc diễn tập thành một cuộc tập trận thường niên hay không.

Cuộc tập trận từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 6 năm nay diễn ra sau khi kết thúc hai cuộc tập trận liên tiếp lớn hơn giữa hai lực lượng đồng minh – cuộc tập trận Salaknib, khai diễn ngày 8/4, và cuộc tập trận Balikatan, sẽ bắt đầu vào cuối tháng 4 và bao gồm khoảng 16.000 quân Mỹ và Philippines. Một số nước trong đó có Nhật Bản sẽ cử quan sát viên.

Ông Evans nói với AP trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng thiên tai và đó là điều mà cuộc huấn luyện này mang lại cho chúng tôi cơ hội thực hiện”. “Mặc dù chúng tôi cảm thấy tự tin vào lộ trình huấn luyện và sự sẵn sàng tổng thể của mình, nhưng đó là điều mà chúng tôi không bao giờ có thể tự mãn.”

Cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu vào tháng 6 “cung cấp một cơ sở tuyệt vời để chúng tôi nâng cao hơn về khả năng sẵn sàng chiến đấu, tăng cường quan hệ đối tác và sau đó củng cố chuyên môn quân sự của chúng ta bằng cách làm việc cùng nhau trong một môi trường rất đầy thách thức”, ông Evans nói.

Ông Evans nói: “Đó thực sự là một cách để binh lính, lãnh đạo và các đơn vị có thể nhìn thấy chính mình trong một kịch bản môi trường tác chiến mô phỏng.”

Ông cho biết, quá trình huấn luyện chiến đấu trước đây ở Hawaii đã giúp các đơn vị chiến đấu nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn chia sẻ thông tin tốt hơn cũng như cải thiện khả năng chịu đựng chiến đấu. Nó củng cố “khả năng duy trì hoạt động của chúng ta trong môi trường rừng rậm và quần đảo vì không có đường dây liên lạc trên mặt đất, vì vậy chúng ta phải phụ thuộc nhiều vào các khí tài trên không hoặc trên biển để có thể vận chuyển nguồn cung cấp”.

Trung Quốc kịch liệt phản đối việc tăng cường triển khai lực lượng Mỹ ở châu Á, trong đó có ở Philippines. Bắc Kinh cho rằng sự hiện diện quân sự như vậy đang gây nguy hiểm cho sự hòa hợp và ổn định trong khu vực.

Năm ngoái, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã bênh vực quyết định cho phép quân đội Mỹ hiện diện tại nhiều căn cứ quân sự của Philippines theo hiệp ước quốc phòng năm 2014, nói rằng điều này rất quan trọng đối với việc bảo vệ lãnh thổ của đất nước ông.

Trung Quốc đã cảnh báo sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ sẽ “kéo Philippines vào vực thẳm của xung đột địa chính trị”.

Diễn đàn

XS
SM
MD
LG